Bong Bóng Kinh Tế Và Làn Sóng Vỡ Nợ Quốc Gia
Tác giả | Michael Lewis |
Thể loại | Kiến Thức Kinh Tế |
Chủ đề | Khủng hoảng Kinh tế Kinh tế học |
Số lượt xem | 181 |
Tổng thời gian nghe | 46 giờ 55 phút |
Tổng thời lượng sách nói | 05 giờ 13 phút |
Tiếp nối sách nói Bán khống, Bong bóng kinh tế và làn sóng vỡ nợ quốc gia của tác giả Michael Lewis đã mô tả đầy chân thực về giai đoạn sau của cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Khi đó, hệ quả đã bắt đầu từ Mỹ lan rộng đi thế giới, cụ thể là những nước Tây Âu tưởng chừng như giàu có lại cất giữ đầy những bí mật.
Iceland - Phố Wall trên lãnh nguyên
Iceland giờ đây không còn là một quốc gia nữa, nó là một quỹ đầu cơ.
Iceland đã đi lên từ một trong các quốc gia nghèo nhất Châu Âu vào những năm 1900 đến vị trí một trong những nước giàu nhất vào năm 2000. Từ đầu thập niên 1970, sau một vài năm thất bát của ngành ngư nghiệp, chính phủ Iceland đã quyết định tư nhân hóa ngành đánh bắt cá. Mỗi ngư dân được cấp một hạn mức đánh bắt nhất định và được cấp cho một tờ công văn với tỉ lệ sản lượng hàng năm cố định để làm minh chứng cả đời cho việc đó. Không chỉ vậy, bạn còn có thể bán hạn mức của mình nếu không có nhu cầu dùng đến. Quyền đánh bắt được chuyển cho những người ngư dân giỏi, những người có thể khai thác tối đa giá trị. Bạn cũng có thể đem hạn mức của mình tới ngân hàng, lấy nó làm vật thế chấp cho những khoản vay. Ở thời điểm đó, những con cá không chỉ đã được tư nhân hóa, mà chúng đã được chứng khoán hóa.
Chẳng mấy chốc, ở Iceland đã xuất hiện những tỉ phú đầu tiên, và tất cả đều là ngư dân. Nguồn tài sản mới này đã đưa đất nước từ vị trí lạc hậu suốt 1.100 năm thành một nước giàu có bậc nhất Châu Âu và chính sách ngư nghiệp mới đã trở thành cỗ máy biến những con cá tuyết thành những vị tiến sĩ.
Sau đó, người Iceland cũng tìm được cách khai thác tối đa lợi thế tài nguyên thiên nhiên của họ để phát triển ngành sản xuất nhôm tan chảy. Nó đã trở nên phổ biến đến mức người ta nói bạn gần như chỉ có 2 cách kiếm sống ở Iceland, đó là đánh bắt cá và làm nhôm. Tuy nhiên, tới tận đầu thế kỉ XX, người dân Iceland với học thức và suy nghĩ cao quý vẫn muốn tìm kiếm một công việc khác phù hợp với đầu óc tinh tế của họ. Và thế là ngành đầu tư ngân hàng xuất hiện.
Cả một đất nước chưa từng có kinh nghiệm nhãn tiền hay thậm chí cũng không có lấy một mẩu kí ức xa xôi nào về các giao dịch tài chính quy mô lớn đã nhìn vào phố Wall mà nói “Chúng tôi cũng có thể làm được như các anh”. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi thì có vẻ như họ có thể làm được điều đó. Năm 2003, ba ngân hàng lớn nhất của Iceland chỉ có số tài sản trị giá khoảng vài tỷ đô la, tương đương khoảng 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong 3 năm rưỡi sau đó, giá trị các tài sản của họ đã tăng lên trên 140 tỷ đô la, lớn vượt GDP của Iceland đến mức việc tính tỷ lệ tỷ số tài sản này trong GDP trở nên vô nghĩa. Theo lời của một chuyên gia kinh tế học thì đây là “sự mở rộng hệ thống ngân hàng nhanh nhất trong lịch sử nhân loại”.
Mọi thứ được bắt đầu khi David Oddsson, trên cương vị là thủ tướng Iceland đã cho hạ thuế suất, tư nhân hóa các ngành công nghiệp, tự do hóa thương mại và cuối cùng, vào năm 2002, tự do hóa ngành ngân hàng. Oddsson tin rằng hệ thống chính phủ là một sự lãng phí và không cần thiết, vì vậy ông đã theo đuổi công cuộc trao cho người dân Iceland “tự do”, và tự do ở đây theo ý của ông là thoát khỏi mọi sự kiểm soát của chính phủ.
Mấy năm gần đây rất nhiều người dân Ireland cùng lao vào đầu cơ tính toán mạng hiểm. Do tỷ lệ lãi suất trong nước là 15,5% và đồng Krona không ngừng tăng giá trị, nên họ thấy rằng nếu họ muốn mua thứ nằm ngoài khả năng ngân sách của mình, thì cách khôn ngoan nhất là đừng vay đồng krona mà hãy vay đồng Yên và Franc của Thụy Sỹ. Với đồng Yên, họ chỉ chịu lãi suất 3%, ngoài ra, khi trao đổi ngoại tệ, họ còn kiếm được thêm khá nhiều tiền nữa vì đồng krona không ngừng tăng giá. Những ngư dân là người phát hiện ra cách buôn bán này, và họ đã rất thành công. Họ kiếm được nhiều tiền đến nỗi bỏ bê luôn việc cá mú, và việc buôn bán ngoại tệ đã lan từ những người ngư dân sang bạn bè của họ.
Khi thế giới bắt đầu chú ý đến sự phát triển thần tốc của Iceland, các nhà điều tra ngoại quốc đã bắt tay vào tìm hiểu hệ thống tài chính của Iceland và đưa ra một biểu đồ miêu tả chi tiết một mạng lưới phức tạp gồm các cá nhân có mối quan hệ đan xen nhau. Một nhóm người Iceland không hề có kinh nghiệm về tài chính đã và đang rút ra hàng chục tỷ đô-la tiền vay ngắn hạn từ nước ngoài. Sau đó, họ dùng số tiền này cho bản thân và bạn bè vay để mua sắm các loại tài sản. Không chỉ vậy, các nghiên cứu còn chỉ ra một mạng lưới sủng ái khó tin như sau: các ngân hàng mua bán trao đổi với nhau các loại tài sản với mức giá bơm phồng, vay mượn hàng chục tỉ đô rồi cho các thành viên trong cộng đồng Iceland bé nhỏ của mình vay lại, và những người đó lại dùng số tiền đó tiếp tục mua hàng đống tài sản nước ngoài. Họ đã tạo ra lợi nhuận giả bằng cách trao đổi những tài sản với giá trị bị thổi phồng. Tất cả sự thịnh vượng đều không có thật.
Tuy vậy, khi thế giới lên tiếng cảnh cáo người dân Iceland về mối nguy hại này, họ lại không đồng tình và có một cách lý giải khác cho việc phá vỡ mọi kỉ lục thế giới khi nhảy vào thị trường tài chính toàn cầu: đó chính là sự ưu việt tự nhiên của người Iceland, rằng họ là những thiên tài ngân hàng. Sự tự tin một cách nực cười đó càng được thể hiện khi nhìn vào bộ máy lãnh đạo của đất nước. Ngài Bộ trưởng bộ kinh doanh là nhà triết học. Ngài Bộ trưởng bộ tài chính là một bác sĩ thú y. Vị Thống đốc ngân hàng trung ương còn là một nhà thơ.
Tất cả kết thúc vào ngày 6/10/2008, khi ba ngân hàng quy mô toàn cầu mới toanh của quốc gia này sụp đổ, 300.000 người dân Iceland chợt nhận ra họ cũng chịu trách nhiệm gánh vác 100 tỷ đô la trong các khoản thua lỗ của ngân hàng - tính sơ bộ, mỗi người dân Iceland bao gồm cả nam giới, phụ nữ và trẻ nhỏ đều phải chịu khoảng 330.000 đô la. Không chỉ có thế, cá nhân họ còn thiệt hại hàng chục tỷ đô la do hoạt động đầu cơ tích trữ ngoại tệ kỳ quặc của mình cũng như do sự sụp đổ của 85% thị trường chứng khoán Iceland. Cuối cùng tổng số nợ của người dân Iceland cộng lại bằng 850% GDP nước họ. Iceland rơi vào khủng hoảng trầm trọng và nằm trên bờ vực phá sản.
Hy Lạp - Và thế là họ tạo ra môn toán học
Một quốc gia có 11 triệu dân (tương đương một trong những thành phố của Ấn Độ) mắc nợ 1,2 nghìn tỉ đô-la, tức là hơn ¼ triệu đô la cho mỗi người dân Hy Lạp trong độ tuổi lao động. Michael Lewis gặp gỡ các kế toán viên, luật sư, tu sĩ, chính trị gia và dệt nên một câu chuyện thú vị khám phá lý do cho tình hình hiện tại. Ông nói rằng Chính phủ là thủ phạm và trích dẫn một vài con số điên rồ. Trong vòng 12 năm trở lại đây, số tiền lương trả cho những người làm việc trong khu vực công của Hy Lạp đã tăng gấp đôi (không tính lạm phát) và còn chưa kể đến những khoản hối lộ mà các quan chức nhà nước được nhận. Một công việc hạng chung của chính phủ kiếm được mức lương lớn gấp gần 3 lần một công việc ngang tầm của khu vực tư nhân. Hệ thống tàu lửa quốc gia có doanh thu hàng năm là 100 triệu euro, nhưng số tiền lương phải trả hàng năm đã lên tới 400 triệu euro cùng với 300 triệu euro các khoản chi phí khác. Người dân mặc nhiên cho rằng bất cứ ai làm việc cho chính phủ cũng đều nhận hối lộ. Các ngân hàng của Hy Lạp đã cho chính phủ vay gần 30 tỉ đô la, và chính phủ đã hoặc cướp, hoặc phung phí hết số tiền đó. Khác với trường hợp của Iceland, các ngân hàng không kéo chìm đất nước. Chính đất nước đã nhấn chìm các ngân hàng.
Chi phí điều hành chính phủ Hy Lạp mới chỉ là một nửa trong phương trình thất bại, còn một vấn đề nữa là thu nhập của chính phủ. “Người Hy Lạp không biết học cách trả tiền thuế”. Một lượng lớn những người lao động tự làm việc, bao gồm tất cả, từ bác sĩ cho đến người bán báo ngoài sạp, đều gian dối. Mức độ gian lận thuế ở Hy Lạp cao ở mức khó tin. Ước tính ⅔ số bác sĩ ở Hy Lạp khai có thu nhập dưới 12.000 euro một năm, vì thu nhập dưới mức đó không phải chịu thuế, nên ngay cả những bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ kiếm cả triệu euro một năm cũng không phải nộp thuế.
Người Hy Lạp thậm chí đã gian dối để vào được khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Một số điều kiện nhất định cần được thỏa mãn để được sử dụng đồng euro, ví dụ như thâm hụt ngân sách ở mức dưới 3% so với tổng sản phẩm quốc nội, và tỷ lệ lạm phát tương đương với Đức. Chính phủ Hy Lạp đã loại bỏ mọi hạng mục chi phí (lương hưu, chi tiêu quốc phòng) khỏi sổ sách để làm giảm mức thâm hụt. Họ thậm chí đã gần như đóng băng giá điện, nước và các sản phẩm khác do chính phủ cung cấp, đồng thời cắt giảm thuế gas, điện và thuốc lá để giảm tỷ lệ lạm phát.
Cuối cùng, vào ngày 4 tháng 10 năm 2009, thủ tướng lúc bấy giờ là ông Wesas Karamanis dính vào một vụ bê bối và chính phủ Hy Lạp sụp đổ. Vụ bê bối với trọng tâm chính là một câu chuyện đáng báo động liên quan đến Tu viện Vatopaidi ở Hy Lạp. Các tu sĩ ở đó sở hữu một chiếc hồ gần như không có giá trị, nhưng đã bằng một các nào đó thuyết phục chính phủ rằng khu đất quanh hồ có giá trị lớn hơn 55 triệu euro mà một nhà định giá độc lập đưa ra sau này. Và họ dùng chiếc hồ đó để nhận về 73 mảnh đất khác nhau của chính phủ, với giá trị ước tính lên đến 1 tỉ euro. Trong một vài năm, những người được gọi là tu sĩ này trở thành hoàng đế bất động sản ở Hy Lạp.
Những thay đổi chính trị vào tháng 10 năm 2009 đã đưa George Papandreou lên nắm quyền. Và ông ngay lập tức nhận ra không có gì trong kho bạc của Chính phủ để chi tiêu, mọi số liệu đều là lừa đảo. Ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc làm sạch Chính phủ. Các biện pháp như cắt giảm việc làm, giảm lương,… được áp dụng cho nhân viên của Chính phủ. Tuy rằng có chút tác động, những quyết định này vẫn dẫn đến tình trạng bất ổn lớn ở đất nước đang gánh chịu khoản nợ khổng lồ.
Khi Ireland ăn “trái cấm”
Đây là câu chuyện về một quốc gia đã chuyển từ thặng dư ngân sách năm 2007 sang thâm hụt ngân sách 32% GDP, từ tỷ lệ thất nghiệp 4% năm 2006 lên 14% trong năm 2010.
Chỉ tính riêng ngân hàng Anglo Irish, 2 năm trước còn được chính phủ thông báo là đang gặp “vấn đề về thanh khoản”, đã thừa nhận thua lỗ 34 tỉ euro, mà đó mới chỉ là con số của một ngân hàng. Hai ngân hàng lớn khác, ngân hàng Ireland và đặc biệt là liên minh các ngân hàng Ireland (ABI) cũng đều bị phá sản. Thảm họa tài chính ở Ireland cũng có chung một vài điểm với thảm họa của Iceland. Trong khi những người Iceland dùng tiền ngoại quốc để đi chinh phạt ngoại quốc, những người Ireland lại dùng tiền ngoại Quốc để chinh phạt chính đất nước của mình. Theo tính toán, những tổn thất liên quan tới bong bóng bất động sản của mọi ngân hàng Ireland rơi vào khoảng 106 tỷ Euro. Với tốc độ dòng tiền đổ vào ngân khố Ireland thì chỉ riêng tổn thất của các ngân hàng Ireland cũng thu hết từng đồng thuế của người dân nước này trong 4 năm tới.
Gần đây vào những năm 1980, đất nước này là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và nó đã trở thành một trong những quốc gia giàu nhất vào năm 2007. Nhiều giả thuyết đã được đặt ra để giải thích cho sự phát triển này: Việc gỡ bỏ những hàng rào thương mại, quyết định miễn phí bậc học cao ở các trường công, thuế suất doanh nghiệp thấp được quy định từ những thập niên 1980 đã biến Ireland thành một thiên đường thuế cho các tập đoàn ngoại quốc. Tuy nhiên giả thuyết thú vị nhất cho sự bùng nổ của Ireland là sự gia tăng đáng kể giữa tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động, vốn là kết quả của sự giảm đột ngột tỷ lệ sinh ở quốc gia này.
Vậy, làm thế nào mà Ireland trở nên giàu có? Tác giả phát hiện ra từ con mắt của một giáo sư hoài nghi ở Đại học Dublin, Morgan Kelly, rằng không có phép lạ ở nơi đầu tiên.
Khi Google thông tin, Kelly biết rằng có hơn 1/5 lực lượng lao động Ireland hiện giờ đang được tuyển dụng để xây nhà. Ngành xây dựng Ireland đã phình to và chiếm tới gần 1/4 GDP Ireland, so với con số dưới 10% ở một nền kinh tế bình thường. Ông được biết rằng kể từ năm 1994, giá nhà đất trung bình ở Dublin - thủ đô của Ireland, đã tăng hơn 500%. Về cơ bản, người Ireland theo triết lý “Chúng tôi sẽ làm giàu bằng cách xây dựng nhà cho nhau.”
Khi bong bóng nhà đất sụp đổ, các ngân hàng cũng cho vay tiền để theo đuổi tốc độ tăng trưởng cao hơn. Một vài người đã báo động về điều đó, ví dụ như một nhà phân tích nghiên cứu ở Morgan Stanley đã viết một báo cáo nghiêm trọng về Ireland Banks. Tuy nhiên, vì các ngân hàng là khách hàng của Morgan Stanley, báo cáo đã được chỉnh sửa kỹ lưỡng, hay nói cách khác là bịa đặt để tiếp tục thu phí đến từ các ngân hàng này. Cho đến hôm nay, chính phủ đã cứu trợ các ngân hàng với các khoản vay ngắn hạn từ Ngân hàng Trung ương châu Âu. Kể từ thời điểm hầu hết người Ba Lan (Người di cư từ Ba Lan với số lượng lớn đến Ireland) đã rời khỏi Ireland, người dân đã mất niềm tin và đang âm thầm chứng kiến sự thất bại của chính phủ. Vậy sự tăng trưởng của Ireland sẽ đến từ đâu? Sau khi dành thời gian với các học gia, chính trị gia, luật sư, nhân viên ngân hàng, tác giả dường như đang nói rằng, No Nobody Knows (Không ai biết).
Cuộc sống bí mật của người Đức
Nước Đức không có bong bóng bất động sản trong nước, cũng không có những khoản vay trong nước nhảm nhí. Vậy, tại sao Đức bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng dưới chuẩn?
Mùa hè năm 2011 một số phận của nền tài chính toàn cầu dường như phụ thuộc vào bước đi của người Đức. Moody’s đã sẵn sàng hạ mức đánh giá tín nhiệm trái phiếu của chính phủ Bồ Đào Nha xuống mức “rác”, còn Standard & Poor’s thì đã bóng gió một cách rầu rĩ rằng Ý có thể là cái tên tiếp theo. Ireland cũng sắp bị hạ xuống mức rác và tồn tại một khả năng rất thực tế là các chính phủ Tây Ban Nha mới được bầu sẽ nắm lấy thời cơ này mà tuyên bố rằng các chính phủ trước đó đã tính toán sai, và họ nợ ngoại quốc một số tiền nhiều hơn họ vẫn tưởng rất nhiều. Còn cả Hy Lạp nữa. Trong số hơn 126 quốc gia được xếp hạng tín dụng thì Hy Lạp lúc này đang đứng thứ 126. Trong tình hình đó, người Đức không chỉ là chủ nợ lớn nhất của rất nhiều quốc gia vỡ nợ mà còn là niềm hy vọng duy nhất của họ cho những khoản vay mượn trong tương lai. Vì vậy nên người Đức trở thành vị quan tòa đạo đức, tùy quyết xem hành vi tài chính nào sẽ được dung thứ, hành vi nào không.
Các quốc gia khác đã sử dụng tiền nước ngoài để thúc đẩy các hình thức điên rồ khác nhau. Người Đức, thông qua các chủ ngân hàng của họ, đã sử dụng tiền của chính họ để cho phép người nước ngoài cư xử điên rồ. Họ đứng về phía tất cả các khoản thế chấp dưới chuẩn tào lao do Goldman, Morgan Stanley, v.v…, mặc dù họ giữ hình ảnh bên ngoài sạch sẽ, nhưng nội bộ của họ thì không như vậy. Họ đã điên cuồng mua trái phiếu và luôn tin tưởng vào xếp hạng AAA được gán cho các khoản thế chấp.
Đây chính là điều khiến cho trường hợp của Đức trở nên kỳ lạ. Nếu như họ chỉ đơn thuần là một quốc gia phát triển có đạo đức tài chính đáng kính , thì học sẽ là một tấm gương đạo đức đơn giản. Thế nhưng họ lại làm một điều bất thường: Trong đợt bùng nổ bong bóng, các ngân hàng Đức lại giơ đầu chịu bắn. Họ đưa tiền cho những người vay nợ dưới chuẩn của Mỹ, cho những nhà đại tư bản tài chính Ireland, cho những ông trùm ngân hàng Iceland vay để làm những việc mà không người Đức nào dám làm. Hiện vẫn chưa tính xong tổng số tổn thất của Đức, nhưng con số mới nhất là ở mức 21 tỷ đô la tại các ngân hàng Iceland, 100 tỷ đô la tại các ngân hàng Ireland, 60 tỷ đô la cho đủ các loại trái phiếu dưới chuẩn của Mỹ, và một lượng chưa xác định các trái phiếu Hy Lạp.
Liệu Đức có thể gánh chịu tất cả những mất mát của các nước láng giềng? Về mặt kinh tế, đó là giải pháp tốt nhất nhưng về mặt chính trị thì nó sẽ không thể đảm bảo. Những câu chuyện được đề cập trong sách nói này có thể khiến bất kỳ độc gia nào cũng phải rùng mình trước câu hỏi về tương lai của tài chính châu Âu. Có vẻ như đó chỉ là vấn đề thời gian khi mọi thứ trở thành “bong bóng”.
Lời kết
Ở phần cuối sách nói, tác giả đã hướng ngòi bút về California và Washington, để nhận ra rằng cường quốc số một thế giới - Mỹ - cũng đã sắp đến ngày thanh toán tất cả khoản nợ của mình. Điều này dấy lên lo ngại về các đợt bùng nổ bong bóng trong tương lai. Qua sách nói Bong bóng kinh tế và làn sóng vỡ nợ quốc gia, Michael Lewis không chỉ vẽ nên bức tranh toàn cảnh về khủng hoảng kinh tế thế giới, mà còn mô tả những vấn đề riêng đang tồn tại ở các quốc gia, thứ có thể gây nên sự sụp đổ của cả hệ thống tài chính toàn cầu.