Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính
Tác giả | George Cooper |
Thể loại | Kiến Thức Kinh Tế |
Chủ đề | Khủng hoảng Tài chính |
Số lượt xem | 80 |
Tổng thời gian nghe | 26 giờ 20 phút |
Tổng thời lượng sách nói | 03 giờ 47 phút |
Sách nói Nguồn gốc Khủng hoảng tài chính – George Cooper đánh giá rất hay về nguyên nhân khủng hoảng và các các ký thuyết kinh tế vẫn đang được các ngân hàng trung ương sử dụng để quản lý nền tiền tệ các quốc gia.
Sách nói cũng giải thích về 2 học thuyết kinh tế chính là bàn tay vô hình của Adam Smith với người kế tục là kinh tế học tài chính lỗi lạc nhất thế kỷ 20 – Milton Freeman vớis ý kiến ko nên tồn tại ngân hàng trung ương và để thị trường tự vận hành và điều chỉnh. Học thuyết thứ 2 là của Keynes với học thuyết kích cầu chi tiêu cua chính phủ để kích thích nền kinh tế và đề cao vai trò của chính phủ và ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát lạm phát tín dụng và khủng hoảng.
Sách nói này được viết ra như một câu trả lời cho cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay nhằm lý giải nguyên nhân tại sao nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng lại bị mắc kẹt trong đám bong bóng giá tài sản tưởng chừng như vô tận do các cuộc khủng hoảng tín dụng gây ra.
Mình hay nghe câu “Trading is a mindgame” nhưng mình thì hay nghĩ “Financial market / Investment is a mindgame”. Bởi vì thực chất là cuộc so trí giữa những người có kiến thức và độ thông minh với nhau thôi. Nó khác biệt ở chỗ là đôi khi bạn thấy bạn thua, và đôi khi đến khi già bạn mới biết là bạn thua vì không có kiến thức, mà kết quả là không đủ tài chính để lo cho bản thân và gia đình. Lúc đó lực bất tòng tâm. Nên nắm rõ cuộc chơi, mình sẽ biết ứng phó thế nào cho hợp lý.
Nếu không thay đổi được luật chơi thì nên theo nó. Bằng cách hiểu nó hoạt động như thế nào. Khủng hoảng là sự chuyển dịch tài sản từ người này sang người khác. Để hiểu hơn tuần này mình giới thiệu các bạn cuốn sách : Nguồn Gốc của Khủng Hoảng Tài Chính: Ngân hàng trung ương, bong bóng tín dụng, sự sai lầm của học thuyết thị trường hiệu quả của George Cooper. Cuốn này cũng dễ hiểu thôi, không mang nặng về chuyên ngành, và đã có tiếng Việt (các bạn có thể tìm các nhà sách để mua đọc, chứ hỏi mình thì mình không rõ)
Nội dung cơ bản của cuốn sách bao gồm những gì:
- Giới thiệu lý thuyết thị trường hiệu quả và những nhược điểm của nó. So sánh với các lý thuyết tiền tệ khác như Lý thuyết về tính bất ổn tài chính của Hyman Minsky, hoặc của John Maynard Keynes…
- Giải thích rõ định nghĩa và chức năng của tiền, ngân hàng, ngân hàng trung ương
- Giải thích về thị trường ổn định và không ổn định: bàn tay vô hình trong nền kinh tế
- Các lập luận mập mờ cần được làm sáng tỏ
Tại sao chúng ta cần đọc cuốn sách này
1. Nắm được sơ lược lịch sử tiền tệ, bao gồm các giai đoạn:
- Hàng đổi hàng
- Trao đổi vàng
- Tiền vàng (tiền xu) là một bước tiến hoá không chỉ là một cuộc cách mạng. Nó là bước đột phá chính góp phần thống nhất quản lý về trọng lượng và độ tinh khiết như nhau. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm như bị mất cắp do hiện tượng ăn gian bằng cách “cạo vàng”. Chính phủ khắc phục bằng cách đúc lại tiền. Điều này cũng vô tình góp phần tạo ra lạm phát
- Chứng chỉ vàng, quá trình tạo ra tín dụng, và khủng hoảng đối với các ngân hàng nhận gửi vàng
- Sự phá bỏ hệ thống Bretton Woods, tức xoá bỏ bảng vị vàng. Điều này có nghĩa là thả nổi đồng đô la Mỹ, không neo nó với tỉ lệ cố định với vàng nữa
2. Hiểu được mối liên hệ giữa Tiền, Ngân hàng, và Ngân hàng trung ương
Một trong những nguyên nhân dẫn tới phá vỡ bản vị vàng đó là sự lún sâu vào nợ nần của Mỹ, đặc biệt là chiến tranh Việt Nam. Để bù đắp thì Mỹ cần thực hiện bằng cách:
- Đánh thuế người dân cao hơn
- Đi vay tiền
- Phá giá tiền tệ (chính phủ in thêm tiền cho mình)
Tổng thống Mỹ Richard Nixon biết rằng yêu cầu chuyển đổi dự trữ của nước ngoài thành vàng có thể dẫn tới rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng dưới dạng các yêu cầu chuyển đổi dồn dập xuất hiện và cuối cùng thì chính phủ Mỹ cũng sẽ không thể trả tiền đúng như hứa hẹn. Nixon đã phải đối mặt với lựa chọn lấy quỹ dự trữ vàng của Mỹ ra để đáp ứng những yêu cầu đầu tiên và sau đó không thực hiện những yêu cầu sau hay đơn giản là từ chối tất cả các yêu cầu chuyển đổi. Nixon đã có một lựa chọn hợp lý; ông vẫn giữ vàng và ngay lập tức chọn phá giá tiền tệ. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1971, Nixon tuyên bố đóng cửa sổ vàng; đồng đô-la Mỹ không còn là chứng chỉ gửi vàng nữa
3. Các lập luận mà chúng ta cần phải suy nghĩ và những vấn đề cần lưu ý
- Hãy cẩn thận với bảng cân đối tài sản: Khi quá trình mở rộng tín dụng vẫn phát triển đều đặn, thì đội ngũ các nhà phân tích tín dụng cần mẫn nhìn vào các báo cáo nợ và đánh giá chúng so với giá trị thị trường của các tài sản mua vào. Tại mỗi thời điểm trong giai đoạn mở rộng tín dụng, các khoản nợ đều phù hợp với giá trị của các tài sản được mua và do đó, tín dụng được phê chuẩn. Khi thật sự có bong bóng tài sản thì những người vay thường khó có thể vay được trong thời gian đủ để kịp tốc độ tăng của giá tài sản; và hậu quả là tỉ lệ nợ trên vốn thường tăng lên khi bong bóng tiếp tục phát triển
- Phát hiện bong bóng – tăng trưởng tín dụng là chìa khoá: Nếu lạm phát tài sản cao một cách bất thường so với mức thu nhập mà các tài sản đó tạo ra, thì rất có khả năng là chúng đã được định giá cao hơn giá trị thực của chúng. Trong các tình huống như thế này, chúng ta cũng cần xem xét điều gì sẽ xảy ra đối với mức thu nhập nếu tín dụng bị thu hẹp. Đây là điều rất quan trọng trong các thị trường chứng khoán trong đó sự tạo tín dụng chảy trực tiếp vào doanh thu và phần giá của tỉ số giá cả/lợi tức
4. Liệu đã đến lúc để có một chính sách tiền tệ mới, bao gồm
- Giám sát chặt chẽ quá trình tạo ra tín dụng
- Loại bỏ sự tập trung vào giá tiêu dùng
- Áp dụng chính sách giám sát tài chính: bằng cách giám sát hoạt động vay mượn của kinh tế tư nhân và nhà nhước để duy trì sự ổn định về giá cả…
Viết ngang đây thôi, viết thêm nữa dài lắm. Có gì các bạn đọc sách để biết thêm.
Tác giả: Brian Ton