Lược Sử Tôn Giáo

Tác giả Richard Holloway
Thể loại Tôn Giáo
Chủ đề Lịch sử Tôn giáo
Số lượt xem 1643
Tổng thời gian nghe 1185 giờ 46 phút
Tổng thời lượng sách nói 08 giờ 26 phút
Sách nói Lược Sử Tôn Giáo được kể rất hệ thống, giải thích gãy gọn và súc tích và được trình bày với giọng văn trung dung, vô thần. Đương nhiên chúng ta không thể mong đợi một cuốn sách khách quan từ một con chiên quá sùng đạo nào đó. Dù là non-fiction nhưng cuốn Lược Sử Tôn Giáo được viết như một câu chuyện, giúp chúng ta quay ngược thời gian, chu du đến Ấn Độ, Ai Cập hay Trung Quốc để diện kiến những vị tiên tri huyền bí.

Các chương trong cuốn Lược Sử Tôn Giáo

Sách nói Lược Sử Tôn Giáo được phân chia thành 40 chương:

Chương 1: Có ai ở đó không?

Chương 2: Những cánh cửa

Chương 3: Vòng luân hồi

Chương 4: Từ một thành nhiều

Chương 5: Hoàng tử thành Phật

Chương 6: Không làm hại

Chương 7: Kẻ lang thang

Chương 8: Bụi cây bồ hoàng

Chương 9: Mười điều răn

Chương 10: Các nhà tiên tri

Chương 11: Hồi kết

Chương 12: Kẻ dị giáo

Chương 13: Trận chiến cuối cùng

Chương 14: Tôn giáo thế tục

Chương 15: Đạo thuận tự nhiên

Chương 16: Khuấy bùn đất lên

Chương 17: Tôn giáo cho cá nhân

Chương 18: Người cải đạo

Chương 19: Đấng cứu thế

Chương 20: Giê-xu đến thành Roma

Chương 21: Giáo hội lên ngôi

Chương 22: Vị tiên tri cuối cùng

Chương 23: Sự quy phục

Chương 24: Cuộc tranh đấu

Chương 25: Địa ngục

Chương 26: Đại diện của đức Kito

Chương 27: Kháng nghị

Chương 28: Cuộc đại ly

Chương 29: Cải cách của Nanak 

Chương 30: Trung đạo

Chương 31: Chém đầu con thú

Chương 32: Các thân hữu

Chương 33: Xuất xứ từ châu Mỹ

Chương 34: Sinh ra ở Mỹ

Chương 35: Thất vọng lớn

Chương 36: Nhà huyền học và các ngôi sao điện ảnh

Chương 37: Những cánh cửa mở

Chương 38: Tôn giáo cuồng nộ

Chương 39: Các cuộc thánh chiến

Chương 40: Hồi kết của tôn giáo?

Nội dung sách Lược Sử Tôn Giáo

Như các bạn đã biết, những cuốn sách có cái tên bắt đầu bằng “Lược sử…” như "Lược sử kinh tế học" thì nội dung không ngắn chút nào. Tương tự vậy, cuốn Lược Sử Tôn Giáo cũng trình bày một hệ thống kiến thức rất chi tiết, cặn kẽ về sự hình thành, phát triển và đức tin của các tôn giáo. Ông bắt đầu với Ấn Độ giáo, Phật giáo và đạo Jain. Tư tưởng Trung Quốc, Zoroastrian và Hồi giáo được miêu tả sống động. Tác giả viết về sự kiện những người theo đạo Tin lành bị tàn sát trong cuộc cải cách tàn bạo đối với Công giáo trên khắp nước Anh, nhất là ở Ireland. 

Theo dòng phát triển của các tôn giáo, tác giả cũng lồng ghép vào đó những câu chuyện lịch sử, nổi tiếng nhất là cuộc cải cách châu Âu. 

Nghe sách nói Lược Sử Tôn Giáo mới biết rằng Do Thái giáo, Hồi giáo và Kito giáo đều bắt nguồn từ Abraham; lí do Jerusalem hay thánh địa Mecca được coi là đất thánh. Hay ta cũng có thể tự so sánh sự giống và khác trong bản chất của các tôn giáo.

Cần phải hiểu rằng tôn giáo là một lĩnh vực có phạm vi vô cùng rộng lớn và phức tạp. Những gì là tôn giáo, những gì không phải tôn giáo và phân biệt khái niệm này với ma thuật, triết học hay mê tín cũng là nhiệm vụ cuốn sách này hướng tới. Tôn giáo có vai trò vô cùng vĩ đại trong sự phát triển của loài người, nó xuất hiện trước cả kinh tế hay chính trị; như Yuval Harari đã nói trong cuốn Lược Sử Loài Người, rằng phát minh lớn nhất của con người chính là trí tưởng tượng.

Những chương cuối của sách nói để chúng ta suy ngẫm về ý nghĩa của tôn giáo, trong hoàn cảnh xảy ra sự xung đột mạnh mẽ giữa các giá trị tự do và chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo trên toàn cầu. 

Nhận xét về cuốn Lược Sử Tôn Giáo

Sách nói Lược Sử Tôn Giáo được kể rất hệ thống, giải thích gãy gọn và súc tích và được trình bày với giọng văn trung dung, vô thần. Đương nhiên chúng ta không thể mong đợi một cuốn sách khách quan từ một con chiên quá sùng đạo nào đó.

Những kiến thức trong sách đưa ra có nền tảng và căn bản để người đọc không bị lúng túng và cũng không mất công nghiên cứu bên ngoài sách nói.

Dù là non-fiction nhưng cuốn Lược Sử Tôn Giáo được viết như một câu chuyện, giúp chúng ta quay ngược thời gian, chu du đến Ấn Độ, Ai Cập hay Trung Quốc để diện kiến những vị tiên tri huyền bí.

Tuy vậy thì ở những chương cuối, sự “vô thần” của tác giả được đẩy lên cao hơn khiến cho một số người sùng đạo sẽ cảm thấy bị đụng chạm. 

Lời kết

Tôn giáo – một lĩnh vực chứa đựng lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại được gói gọn trong 300 trang sách của cuốn Lược Sử Tôn Giáo. Sách nói "Lược Sử Tôn Giáo" sẽ giúp bạn có cái nhìn hệ thống và rõ ràng hơn về những điều chưa được sáng tỏ.

Tôn giáo được coi là một sản phẩm văn hóa vĩ đại, có sức ảnh hưởng xuyên suốt lịch sử loài người nên việc có được những hiểu biết nhất định về lĩnh vực này sẽ giúp chúng ta trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Hiểu để kết nối và cộng tác với mọi người thuộc mọi tôn giáo và thưởng thức những tác phẩm văn hóa nghệ thuật trên toàn thế giới.

 

0 review for Lược Sử Tôn Giáo

Thêm một bài đánh giá

1 2 3 4 5