“Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ” đã được thêm vào danh sách yêu thích.

Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ

Tác giả: Trác Nhã
Khéo ăn nói ở đây không có nghĩa là nói sai, nói điêu để đạt được điều mong muốn, nịnh bợ người nọ người kia. Một việc có thể có nhiều phương pháp, cùng đến đích có thể có nhiều đường đi, Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ là cuốn sách như thế: dùng phương pháp tốt nhất, khả dĩ nhất, như thêm chút dầu để cỗ máy được hoạt động trơn tru hơn.

Khéo ăn nói ở đây không có nghĩa là nói sai, nói điêu để đạt được điều mong muốn, nịnh bợ người nọ người kia. Một việc có thể có nhiều phương pháp, cùng đến đích có thể có nhiều đường đi, Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ là cuốn sách như thế: dùng phương pháp tốt nhất, khả dĩ nhất, như thêm chút dầu để cỗ máy được hoạt động trơn tru hơn.

1. Về thể loại.

– Sách tâm lý – kỹ năng sống.

2. Nội dung sách.

Trong xã hội thông tin hiện đại, sự im lặng không còn là vàng nữa, nếu không biết cách giao tiếp thì dù là vàng cũng sẽ bị chôn vùi. Trong cuộc đời một con người, từ xin việc đến thăng tiến, từ tình yêu đến hôn nhân, từ tiếp thị cho đến đàm phán, từ xã giao đến làm việc… không thể không cần đến kĩ năng và khả năng giao tiếp. Khéo ăn khéo nói thì đi đâu, làm gì cũng gặp thuận lợi. Không khéo ăn nói, bốn bề đều là trở ngại, khó khăn. Trong thời đại thông tin và liên lạc phát triển nhanh chóng, tin tức được cập nhật liên tục, các công cụ thông tin và kĩ thuật truyền thông được ứng dụng rộng rãi như ngày nay thì việc khéo ăn nói đã trở thành “cái tài số một thiên hạ”. Trong khoảng thời gian ngắn nhất, nếu ai có thể nêu bật được khả năng, thực lực của mình cho đối phương biết thì đó sẽ là người chiến thắng. Chính vì vậy mà câu nói “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” rất có ý nghĩa. Vậy, như thế nào mới gọi là biết cách ăn nói? Nói năng lưu loát, không ấp úng có được gọi là biết cách nói chuyện không? Nói ngắn gọn, nói ít nhưng ý nghĩa thâm sâu có được gọi là biết cách nói chuyện không? Hay nhất định phải nói nhiều mới là biết nói chuyện?

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thấy rằng: Biết cách nói chuyện không nhất định là phải nói nhiều, quan trọng là phải nói đúng trọng tâm, đúng nội dung. Và điều quan trọng là phải nắm được vấn đề mình đang nói đến. Chắc chắn rất nhiều người đã gặp phải tình huống như thế này: Có những nhân viên tiếp thị khi gặp khách hàng thì giống như một cái máy, nói không ngừng nghỉ, không để ý tới phản ứng và cảm nhận của khách hàng, không cần biết vị khách đó có đang nghe lời giới thiệu về sản phẩm hay không. Nếu làm việc như vậy thì người đó nắm chắc phần thất bại. Trong cuộc sống và trong công việc, chúng ta cũng rất hay gặp phải hiện tượng như sau: Nhiều người khi nói chuyện với người quen thì nói rất hay, không bị mất bình tĩnh hay ấp úng. Thế nhưng khi gặp người lạ hoặc phải nói chuyện trong một đám đông, thì người đó dường như bị mất sự chủ động với ngôn ngữ, có lúc còn không biết mình đã nói gì. Vậy làm thế nào để cải thiện và tránh gặp phải những tình huống như trên? Làm thế nào để ăn nói khéo léo? Có phương pháp và quy luật nào được áp dụng khi giao tiếp không? Có nguyên tắc và bí quyết nào cho các cuộc nói chuyện không? Trong những tình huống khác nhau, với những người khác nhau thì phải nói chuyện như thế nào, và làm sao để trình bày những điều khó nói? Cuốn sách “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” này sẽ giải đáp những câu hỏi đó. Cuốn sách với ngôn từ rõ ràng, gần gũi với cuộc sống sẽ mang đến những kĩ năng và phương pháp giao tiếp thực dụng, chắc chắn sẽ giúp ích cho quý độc giả. Nếu như những quy tắc và phương pháp chỉ giúp một số ít người nắm được và ứng dụng, thì giá trị của nĩ là có hạn.

Chỉ cần những quy tắc và phương pháp cuốn sách đưa ra giúp được nhiều người, thì giá trị của nó là vơ hạn. Tác giả của “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” đã dốc hết tâm sức nghiên cứu về các kĩ năng và quy tắc giao tiếp, đây cũng chính là giá trị lớn nhất của cuốn sách. Một cuốn sách hay sẽ tự nói lên được giá trị của nó, và tự bản thân mỗi độc giả sẽ cảm nhận được điều đó. Quý độc giả sẽ tự nhiên yêu thích một cuốn sách có thể chạm đến trái tim và bổ ích cho mình. Còn với một cuốn sách không hay, độc giả sẽ không mua và cũng sẽ không để tâm đến. Sự hay dở của một cuốn sách do chính độc giả cảm nhận và xác định, thị trường sách cũng sẽ có đánh giá. Cuối cùng, nhắc lại về vấn đề giao tiếp, tôi có hai điều muốn nói với độc giả: Thứ nhất là nói chuyện phải chân thành. Chân thành chính là thứ ngôn ngữ hay nhất, nếu không chân thành thì cho dù nói nhiều bao nhiêu, nắm được nhiều kĩ năng và phương pháp giao tiếp đến thế nào, tất cả cũng chỉ là vô nghĩa. Điều thứ hai là phải lắng nghe bằng trái tim. Chỉ có lắng nghe bằng trái tim thì chúng ta mới biết phải nói gì, nói như thế nào. Những người không biết cách lắng nghe thì không phải là người biết cách nói chuyện. Người biết cách nói chuyện thì chắc chắn là người biết lắng nghe.

Cuốn sách được chia thành ba phần:

Phần 1: Dám nói chuyện – nắm vững kỹ năng giao tiếp

Trước khi để nói chuyện hay, trước hết phải dám nói đã. Giống như trước khi lên sàng catwalk thì phải tập đi, tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dám làm và rèn luyện. Rèn luyện ở đây còn thể hiện ở việc trau dồi kiến thức: đọc nhiều, đi nhiều thì mới tích lũy được kiến thức để chia sẻ. Việc lắng nghe và biết sửa sai cũng cực kỳ quan trọng. Nói nhiều không thể tránh khỏi nói sai, biết sai mà sửa trên cái sai, sẵn sàng giải thích lại một cách khéo léo lại càng là nước đi khôn ngoan.

Phần 2: Kỹ năng giao tiếp với mỗi hoàn cảnh và đối tượng khác nhau:

Tác giả phân tích dựa trên các hoàn cảnh cụ thể: phỏng vấn xin việc, giao tiếp với lãnh đạo, đồng nghiệp, bán hàng hay hòa nhập vào buổi tiệc như thế nào, ngọt ngào trong tình yêu ra sao

Phần 3: Nói năng khéo léo trong những tình huống khó xử

Nếu cần từ chối, cần nhờ người khác giúp đỡ thì nên nói như thế nào? Chân thành nhờ vả, sử dụng lời nói khích bác,..khi nào thì dùng cách nào. Khi cần phê bình chỉ trích, khi an ủi người khác thì ra sao?

3. Trích đoạn sách hay.

Khen nhiều chê ít, tránh để lời nói làm hại đến thân

Lời khen chính là một biểu hiện từ nội tâm, khẳng định sự tốt đẹp của sự vật. Lời khen có thể giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn và có mối quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người. Ai cũng thích được khen, do đó, bất kể là trong cuộc sống hay trong công việc, chúng ta nhất định phải học cách khen người khác. Bởi lời khen sẽ khiến bạn vui vẻ, lời khen có thể kéo gần khoảng cách giữa người với người.

Lời khen giống như nước hoa

Lời khen có thể khiến con người vui vẻ; ngôn ngữ của lời khen cũng giống như nước hoa, có thể khiến mọi người dễ dàng tiếp nhận. Sử dụng lời khen cần phải có kĩ năng, không chỉ cần sự chân thành mà còn cần có phương pháp đúng. Điều này yêu cầu chúng ta phải nắm vững các cách và kĩ năng khen, một lời khen khi nói ra phải khiến người nghe vui vẻ.

Khen ngợi để giúp người khác tiến bộ

Thực tế, trong cuộc sống và trong công việc, người cần được khen ngợi nhất không phải là những người đã sớm thành công danh, mà là những người luôn cảm thấy tự ti về bản thân mình do chưa đạt được thành tích nào đáng kể. Bình thường họ rất ít được nghe một lời khen, nếu nhận được lời khen thật lòng, họ sẽ có được tinh thần lạc quan, vững vàng. Chính vì thế, lời khen có hiệu quả nhất chính là lời khen có tác dụng giúp người được khen xóa bỏ cảm giác tự ti và tiến bộ.

Một đứa trẻ mồ côi đang theo học tại một trường tiểu học, do không có ai chăm sóc nên mỗi ngày cậu bé đều đến trường trong bộ dạng nhếch nhác, bài tập về nhà thì không hoàn thành đúng hạn, thành tích học cũng kém nhất lớp, cả giáo viên và các bạn đều nhìn cậu với ánh mắt lạnh nhạt.

Khi đứa bé học đến lớp 6 thì một cô giáo trẻ làm giáo viên chủ nhiệm. Ngày đầu tiên khi lên lớp, cô giáo điểm danh và gọi đến tên học sinh này, gọi mãi nhưng cậu không thưa. Cả lớp đều cho rằng cô giáo nhất định sẽ trách mắng cậu học sinh mồ côi, nhưng cô lại nói với vẻ rất thân thiện: “Em đã rất chăm chỉ trong giờ vệ sinh quét dọn buổi sáng, điều này đáng để mọi người học tập. Chúng ta hãy cùng cổ vũ bạn được không?”

Nên đưa ra lời khen cụ thể, tránh nói chung chung, sáo rỗng

Khi chúng ta khen ngợi người khác, nhất định phải nhấn mạnh vào một điểm nào đó, tránh nói chung chung, ngôn ngữ phải cụ thể, khen ngợi đối phương về những ưu điểm mà chưa ai phát hiện ra, như vậy mới khiến người được khen cảm thấy người nói có thành ý, khen thật lòng.

Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường nghe thấy những lời khen như thế này: “Anh đúng là một người tốt”, “Chị viết bài này rất hay”… Vậy tốt ở điều gì? Hay đến mức độ nào, tại sao lại hay? Những lời khen như vậy nghe rất sáo rỗng, người khác sẽ cho rằng bạn khen lấy lệ, khách sáo.

Vì thế, khi khen ngợi ai đó phải chân thành, có thiện ý, khen ngợi những ưu điểm mà họ chưa phát hiện ra. Ví dụ, một cô gái xinh là thực tế đã được công nhận, bạn phải phát hiện cô ấy có một chiếc răng khểnh rất đáng yêu và khen cô ấy, như vậy chắc chắn cô gái đó sẽ rất vui.

Hãy cố gắng phát hiện ưu điểm của đối phương và đừng bỏ lỡ dịp dành tặng họ những lời khen, làm như vậy sẽ khiến họ cảm động. Bởi điều đó chứng tỏ bạn quan tâm tới đối phương, luôn theo sát và biết được thành tích của họ, người đó cũng sẽ có thể cảm nhận được tấm lòng, sự thân thiết và niềm tin từ bạn, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng được rút ngắn. Do đó, khi chúng ta khen ngợi người khác, nhất định phải tránh nói những lời chung chung không rõ ý.

4. Một số lời bình về sách.

  • ” Cái hay của sách này là không viết lan man, tản mạn dài dòng,… tác giả đã chỉ luôn ra bạn nên và không nên làm gì, trong trường hợp nào. Có phân chia, sắp xếp bố cục và ví dụ đầy đủ, thậm chí là những câu trả lời đối đáp khá thông minh và khéo léo.
    Cũng như 1 số cuốn sách về kỹ năng bán hàng tôi rất thích như “Ai hiểu khách hàng, người ấy bán được hàng”, “Bán gì thì bán chứ đừng bán hàng”, … đa số đều dùng cách khéo léo trong nói chuyện để chốt sales thành công.
    Chỉ là đọc sách cho vui chứ mình cũng không làm trong ngành sales, nhưng thấy được nhiều điểm hay và bổ ích cho việc đọc sách nên mình review sách để mọi người cùng tham khảo thêm. “
  • Xã hội hiện đại, từ xin việc đến thăng chức, từ tình yêu đến hôn nhân, từ giao lưu đến hợp tác… không việc gì không cần tài ăn nói.Khéo ăn nói giống như sở hữu loại “dầu bôi trơn” đảm bảo các mối quan hệ của bạn “vận hành” trơn tru. Không khéo ăn nói, gặp chuyện nhỏ mắc trở ngại, gặp chuyện lớn vấp thất bại.Làm thế nào để nói năng trôi chảy? Làm thế nào để nói lời “đi vào lòng người”? Trong những dịp khác nhau, với những người khác nhau, ở những tình huống không giống nhau… có cuốn sách này gợi ý, bạn sẽ thành người khéo ăn nói.
  • Đầu tiên là điểm cộng: sách có khá nhiều (rất nhiều) thông tin bổ ích (và không bổ ích). Mình phải nể tác giả có khá nhiều kiến thức thực tế về các nhà trung quốc, licolhn …. Còn điểm mình không thích là: 1. Sau mỗi phần sách không tổng lại cho mình những nội dung chính, hay nêu rõ ra các hành động cần làm mặc dù cũng có vài hoạt động: luyện thanh, lưỡi … nhưng không bổ ích. Việc này càng làm cho đọc giả cảm thấy bối rối khi đọc xong mà không thu được gì với lượng kiến thức khổng lồ như vậy. 2. Là một cậu bé 15 tuổi, mình không nghĩ là sách phù hợp, vì sách có nhiều nội dung cho người lớn ( như đi làm, công sở, vợ chồng, công việc, phỏng vấn, tiền bạc …). Sách sẽ phù hợp hơn với người lớn 20 tuổi trở lên.

0 review for Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ

Thêm một bài đánh giá

1 2 3 4 5