Đắc Nhân Tâm
Tác giả | Dale Carnegie |
Thể loại | Kế Sách Làm Giàu |
Chủ đề | Tâm lý Tâm lý học |
Số lượt xem | 381 |
Tổng thời gian nghe | 145 giờ 12 phút |
Tổng thời lượng sách nói | 07 giờ 43 phút |
|
Đối nhân xử thế không phải xuất phát từ bản năng của con người mà mỗi chúng ta đều phải quan sát, nhìn nhận những tình huống để rút ra được những kinh nghiệm cho riêng mình. Đắc nhân tâm chính là một quyển sách mà bạn cần có để biết cách chinh phục người đối diện khi giao tiếp. Vậy Dale Carnegie đã mang đến những giá trị nào giúp Đắc nhân tâm trở thành quyển sách hàng đầu thế giới?
Cuốn sách được tác giả Dale Carnegie ra mắt lần đầu vào năm 1937, tuy nhiên không vì thế mà nội dung của cuốn sách trở nên lỗi thời, cho đến tận bây giờ, những bài học và triết lý trong sách vẫn còn được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống ngày nay, đơn giản vì nó được tác giả đúc kết qua những nghiên cứu và khám phá về ngành tâm lý học của con người.
Dù cho cuốn sách Đắc Nhân Tâm này đã được tái bản rất nhiều lần, nhưng cho đến nay qua bao nhiêu thế hệ người đọc, nó vẫn luôn là cuốn sách thu hút được lượng người đọc đông đảo bởi giá trị nội dung vẫn luôn còn mãi với thời gian.
Nhắc thêm một chút về tác giả Dale Carnegie, ông là một chuyên gia tâm lý, một nhà ngoại giao, chính trị và là giảng viên người Mỹ rất nổi tiếng của thế kỷ trước. Ông thường xuyên chia sẻ các bí quyết, kinh nghiệm thành công của mình đến tất cả mọi người cho bằng việc cho ra mắt các cuốn sách với chủ đề dạy làm người và kĩ năng sống được nhiều người đón nhận.
Đối với cuốn sách Đắc Nhân Tâm này được chia làm 4 phần. Mỗi phần trong cuốn sách sẽ tương ứng với một bài học và các bí quyết khác nhau.
Phần 1 nói về nghệ thuật ứng xử căn bản của mỗi con người, bao gồm những bí quyết, kinh nghiệm và cả các bài học về việc đối nhân xử thế trong các mối quan hệ xã hội mà bạn nên lưu tâm đến.
Phần 2 của sách nói sẽ hướng dẫn cho bạn những bí quyết hữu ích trong việc tạo ra sự thiện cảm đối với người đối diện, nhờ đó giúp cho những người xung quanh luôn yêu quý và trân trọng tình cảm của bạn hơn.
Phần 3 được xem là một phần rất quan trọng và sẽ đem lại cho bạn rất nhiều bài học bổ ích nhất liên quan đến lĩnh vực tâm lý học, đó là chỉ cho bạn các phương pháp và bí quyết giúp bạn và những người khác có chung về suy nghĩ và quan điểm trong cuộc sống.
Phần 4, phần cuối cùng của sách nói Đắc nhân tâm, tác giả sẽ bày cho bạn những cách để chuyển hóa cảm xúc và suy nghĩ của một người khác từ tiêu cực chuyển thành tích cực mà không để xảy ra sự hận thù hay oán trách, dù cho đây không phải là một việc làm đơn giản chút nào.
Ngoài ra, đan xen trong cuốn sách Đắc nhân tâm này, tác giả còn đưa ra rất nhiều những bài học về ứng xử rất hay và thiết thực. Mức độ của những bài học, bí quyết được tác giả nâng lên từ dễ dàng cho đến khó khăn, tuy nhiên không phải là không thực hiện được. Quan trọng là nằm ở sự quyết tâm, cố gắng và kiên trì của bạn trong việc vận dụng và học hỏi những bài học này để có thể đạt được những thành công nhất định trong việc thu phục lòng người.
Chắc chắn một điều rằng, nếu bạn dành nhiều thời gian và trí tuệ để làm theo từng bước của những bài học này, thì trong tương lai bạn sẽ dễ dàng đạt được nhiều thành công trong giao tiếp, trong cuộc sống hàng ngày và quan trọng hơn là trong sự nghiệp công việc của bạn. Các bài học được hướng dẫn trong sách nói đều rất thực tế và gần gũi với cuộc sống đời thường của mỗi chúng ta, nên sẽ không gây ra bất kỳ những khó khăn, lạ lẫm nào cho những người lần đầu biết đến cuốn sách Đắc nhân tâm này.
Sách nói Đắc Nhân Tâm ngoài việc dạy cho chúng ta những cách kỹ năng giao tiếp và bí quyết để thành công, thì nó còn giúp cho chúng ta cách đề phòng và giải quyết những khúc mắc, hiểu lầm từ nhỏ nhặt cho đến nghiêm trong trong vấn đề giao tiếp và ứng xử một cách chuyên nghiệp và tinh tế nhất trong bất kỳ tình huống và trường hợp nào.
Chính vì những bài học này được áp dụng trong hầu hết các trường hợp nên tác giả đã phải nhấn mạnh rất nhiều lần về điều này, đó là nên giải quyết và xử lý mọi tình huống bằng chính xuất sự thiện chí và lòng chân thành từ bên trong mỗi chúng ta. Lời nhắc nhở này được tác giả nói đến từ hàng chục năm về trước nhưng cho đến nay nó vẫn rất chính xác và hợp lý.
Quan trọng hơn cả, giá trị cốt lõi mà Dale Carnegie muốn gửi gắm tới tất cả mọi người vẫn luôn được truyền dạy qua các thế hệ trong việc thu phục được lòng người. Tác giả đã rất am hiểu và tinh tế trong việc kết hợp nhiều nền tảng kiến thức nhau từ tâm lý học cho đến cuộc sống thực tế và khả năng quan sát nhạy bén, để đúc kết ra những bài học xương máu có giá trị lâu dài cho đến tận bây giờ.
Với Đắc Nhân Tâm, tác giả chú trọng nhiều và vấn đề giao tiếp và xem nó như là một nghệ thuật, mà trong đó người giao tiếp chính là một người nghệ sĩ đang biểu diễn tác phẩm nghệ thuật của mình.
Tuy sách nói đắc nhân tâm rất được lòng của người đọc nhưng vẫn có nhiều người lên tiếng chỉ trích, cho rằng cuốn sách này đã lạm dụng sự tính toán, ý đồ trong từng hành vi giao tiếp. Tất nhiên là tùy vào suy nghĩ của mỗi người, nếu bạn không tin tưởng lắm vào những bài học trong sách nói Đắc nhân tâm, thì đây vẫn là sách nói bạn nên nghe thử qua vì chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm lý học của con người.
Trong quan hệ giao tiếp hàng ngày, việc bạn hiểu rõ chính mình cũng như đối tượng giao tiếp với mình sẽ giúp ích rất nhiều trong mọi mối quan hệ. Trong sách nói Đắc nhân tâm, tác giả cũng đã đề cập đến một nguyên tắc rất quan trọng trong giao tiếp đó là “Không chỉ trích, không lên án, không than phiền”. Nguyên tắc này được Dale minh chứng cụ thể thông qua các câu chuyện về các doanh nhân, vĩ nhân rất nổi tiếng, và tất nhiên là họ đã rất thành công, được tác giả diễn giả và phân tích rất dễ hiểu và gần gũi đối với người đọc.
Một số nguyên tắc – Nghệ thuật ứng xử căn bản trong sách nói Đắc nhân tâm
Nguyên tắc 1: Không chỉ trích, oán trách hay than phiền.
Nguyên tắc 2: Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác.
Nguyên tắc 3: Gợi cho người khác ý muốn thực hiện điều bạn muốn họ làm.
6 cách tạo thiện cảm
Nguyên tắc 4: Thật lòng quan tâm đến người khác.
Nguyên tắc 5: Hãy mỉm cười!
Nguyên tắc 6: Luôn nhớ rằng tên của người khác là một âm thâm êm đềm, thân thương và quan trọng nhất đối với họ.
Nguyên tắc 7: Biết lắng nghe và khuyến khích người khác nói về vấn đề của họ.
Nguyên tắc 8: Nói về điều người khác quan tâm.
Nguyên tắc 9: Thật lòng làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng.