“Chú Chó Nhìn Thấy Gì” đã được thêm vào danh sách yêu thích.

Chú Chó Nhìn Thấy Gì

Tác giả Malcolm Gladwell
Thể loại Tâm Lý
Chủ đề
Số lượt xem 8
Tổng thời gian nghe 01 giờ 51 phút
Tổng thời lượng sách nói 01 giờ 51 phút
Chúng ta nghĩ thế nào không phải là vấn đề chủ yếu, cái hấp dẫn chính là cái ta nhìn các sự việc xã hội thế nào qua con mắt của người khác từ trong đầu của một ai đó, chính cách đó sẽ giúp bạn nhận ra chân tướng bản chất của sự việc, và chính cách đó sẽ giúp bạn nảy sinh ra những ý tưởng sống động trong cuộc sống.

Chúng ta nghĩ thế nào không phải là vấn đề chủ yếu, cái hấp dẫn chính là cái ta nhìn các sự việc xã hội thế nào qua con mắt của người khác từ trong đầu của một ai đó, chính cách đó sẽ giúp bạn nhận ra chân tướng bản chất của sự việc, và chính cách đó sẽ giúp bạn nảy sinh ra những ý tưởng sống động trong cuộc sống.

19 bài báo mà tác giả gọi chúng là những cuộc phiêu lưu sẽ đưa cho các bạn vào cuộc sống của những nhân vật đặc biệt và thấu hiểu điều gì làm cho họ trở nên đặc biệt như vậy. Đó là người bán dạo đầu tiên đã đưa sản phẩm của mình rao bán trên truyền hình và đạt được những thành công rực rỡ, một nhà sáng chế thuốc nhuộm tóc, những người mà Malcolm gọi là các thiên tài nhỏ lẻ, hay trong phần “Những luận thuyết, tiên lường và chuẩn đoán” của cuốn sách Malcolm sẽ đem lại cho bạn đọc suy ngẫm về những người vô gia cư, thảm họa nổ tàu từ đó đưa ra các học thuyết và những cách thức tổ chức kinh nghiệm.

Khi mới đọc được mấy trang đầu, mình có chút thất vọng về quyển này. Sách là tập hợp 19 bài báo của tác giả trên tạp chí The New Yorker mà tác giả yêu thích nhất, vì vậy, ko có nội dung thống nhất cho cả quyển sách như những quyển trước đó. Hơn nữa, mình không thích lắm kiểu collection – the greatest hits như vậy, giống như tác giả hết biết viết gì rồi, giờ lôi đồ cũ ra làm mới, kiếm thêm được đồng nào hay đồng đó.

Nhưng mình đã nhầm … sau khi qua cái bài đầu tiên hơi nhàm chán và muốn bỏ quách cho rồi, khỏi đọc nữa thì những bài sau bắt đầu hấp dẫn hơn. Chung quy cũng chỉ tại vì bài đầu tiên nói về Ron Popeil, là người nổi tiếng sáng chế ra các dụng cụ làm bếp tiện dụng, sau đó quảng cáo và bán nó trong các chương trình.

Bài 2: The ketchup conundrum – Tại sao trên thị trường có khoảng 12 loại mustard với mùi vị khác nhau mà chỉ có duy nhất 1 loại ketchup?

“To a worm in horseradish, the world is horseradish” – người tiêu dùng ko biết họ thích thứ gì khi mà thứ họ thích đó thậm chí còn chưa tồn tại. Vì vậy, người ta cố gắng pha chế, thay đổi công thức của mustard để bảo đảm rằng bất cứ người tiêu dùng nào cũng có thể chọn được một loại phù hợp với sở thích của họ.

Nhưng câu chuyện với ketchup ko chỉ đơn giản như vậy. Vị giác của con người cảm nhận được 5 vị cơ bản: mặn, ngọt, chua, đắng và umami (ko dịch được umami). Umami là vị ngọt ngọt, đầy đặn, đậm chất thịt của tô canh gà, nó làm cho tô canh từ một tô nước muối thành một món ăn. Nó tạo độ dày cho vị giác. MSG – bột ngọt là thuần umami. Ketchup hiệu Heinz nhấn đến tất cả 5 yếu tố chính này của vị giác, khiến món ketchup trở thành hoàn hảo đến mức bất cứ sự thay đổi hương vị, nguyên liệu gì của ketchup đều làm giảm đi 1 trong 5 yếu tố vị giác, khiến nó ko ngon như ketchup của Heinz. Vì vậy, những người chế biến ketchup sau này đành phải trung thành với công thức truyền thống của ketchup.

Bài 5: John Rock’s Error – Bài này bàn luận khá thú vị về thuốc tránh thai.

Phụ nữ chỉ có thể có bầu vào một khoảng thời gian xác định trong tháng, bởi vì sau khi rụng trứng, cơ thể họ tiết ra một lượng lớn hormone progesterone. Progesterone giúp cho tử cung chuẩn bị cho việc thụ thai và ngăn cản trứng mới rụng. Vì vậy, progesterone có tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng và tạo ra 2 khoảng thời gian “an toàn” trước và sau kỳ kinh. Cũng tương tự vậy, khi phụ nữ có thai, cơ thể cũng tiết ra progesterone để ngăn cản trứng rụng đe dọa bào thai. Vì vậy, progesterone có tác dụng như một thuốc ngừa thai tự nhiên. Khi John Rock chế tạo ra thuốc ngừa thai, ông lập luận rằng nó như thuốc ngừa thai tự nhiên, vì viên thuốc ngừa thai chỉ có tác dụng cấp cho cơ thể một lượng progesterone đều đặn hàng ngày mà thôi. Phụ nữ phải uống liên tục trong mỗi chu kỳ 28 ngày, vì 28 ngày ứng với chu kỳ kinh nguyệt trung bình. Nhưng ít ai biết được rằng trong 28 viên đó, có 7 viên là placebo – thuốc giả, với mục đích để cho kinh nguyệt vẫn xuất hiện bình thường, tăng cảm giác an toàn và tự nhiên cho người dùng thuốc.

Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó, một nhóm nhà khoa học nghiên cứu số lần hành kinh của phụ nữ ở bộ tộc Dogon ở châu Phi với mục đích muốn xem xét quá trình tiến hóa về mặt xã hội của cơ thể phụ nữ. Những người phụ nữ Dogon sinh hoạt thô sơ như thời xa xưa, vì vậy, khi so sánh họ và phụ nữ ở xã hội hiện đại, các nhà khoa học sẽ biết được thế nào là tự nhiên, cơ thể phụ nữ đã tiến hóa như thế nào. Và sau khi nghiên cứu, họ rút ra kết luận rằng phụ nữ Dogon hành kinh tổng cộng khoảng 100 lần trong cả đời, trong khi phụ nữ hiện đại phương Tây hành kinh trung bình từ 350 đến 400 lần. Vì vậy, việc hành kinh đều đặn mỗi tháng thật ra là trái tự nhiên, chứ ko phải là tự nhiên như John Rock nghĩ.

Mỗi lần hành kinh, niêm mạc chảy máu và tróc ra, đòi hỏi cơ thể phải tái tạo lại niêm mạc mới. Việc tái tạo tế bào này làm tăng khả năng bị ung thư, vì ung thư chung quy xuất hiện là do khi tế bào phân chia và tái tạo, chúng tạo ra lỗi làm ảnh hưởng đến cơ chế bảo vệ sự tăng trường của tế bào. Với mỗi lần phụ nữ mang thai và đẻ con, xác suất bị ung thư tử cung của họ giảm 10%. Vì vậy, phân tích theo kiểu của tác giả thì uống thuốc ngừa thai là tốt, giảm nguy cơ ung thư và nên dùng loại có 2 viên giả thôi, hoặc ko có viên giả nào cũng được, để 1 năm chỉ cần hành kinh từ 3 -4 lần.

Bài 6: What the Dog Saw

Chó là học trò của hành động con người. Chúng luôn quan sát con người và thực sự quan tâm đến con người. Các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm sau. Họ đặt một miếng thức ăn dưới hai cái ly, và đặt một khoảng xa nhau. Con chó biết được rằng có thức ăn đó, nhưng lại ko biết được ly nào chứa thức ăn. Nhưng khi nhà khoa học chỉ vào cái ly đúng, gõ nhẹ lên ly, nhìn trực tiếp vào cái ly thì hầu như lần nào con chó cũng đến đúng cái ly đó. Khi nhà khoa học lặp lại thí nghiệm với loài linh trưởng thì chúng lại ko làm đúng. Chó quan sát con người để nhờ giúp đỡ, và linh trưởng thì không.
Chó quan tâm sâu sắc đến hướng mà cơ thể bạn đang nghiêng. Nghiêng tới trước hay nghiêng tới sau? Nghiêng tới trước sẽ được xem là hung hăng, nghiêng tới sau, dù chỉ 1 cm, là thể hiện sự ko đe dọa. Chỉ cần hơi nghiêng đầu bạn sang một bên là con chó sẽ thả lỏng liền. Nhìn thẳng vào nó và nó sẽ thấy mối nguy hiểm trước mặt. Chó rất chú ý đến sự thư giãn trên khuôn mặt và của các cơ mặt con người. Cơ hàm có thả lỏng không? Miệng có hơi mở ko? Rồi đến cánh tay, chúng cũng rất chú ý đến cánh tay của bạn đang ở đâu. Vì vậy, bí mật của người huấn luyện chó giỏi là nằm trong việc họ truyền tải thông điệp qua các chuyển động trên cơ thể đến chúng.

Bài 7: Open Secrets

Sự khác biệt giữa puzzle – câu đố và bí ẩn – mystery như sau. Nơi ẩn náu của Osama Bin Laden là một câu đố. Chúng ta ko thể tìm được ông là vì chúng ta ko có đủ thông tin. Chìa khóa giải đáp câu đố có khả năng sẽ tới từ một người thân cận của Bin Laden, và cho tới khi chúng ta tìm được nguồn đó, chúng ta sẽ ko biết được ông ở đâu.

Trái lại, việc xảy ra ở Iraq sau khi Saddam Hussen bị lật đổ lại là một bí ẩn. Nó ko phải là một câu hỏi mà câu trả lời sẽ đơn giản, rõ ràng. Bí ẩn đòi hỏi sự đánh giá và phán đoán độ không chắc chắn, và điều khó khăn ko phải là ta có quá ít thông tin mà là ta có quá nhiều thông tin.

Sự phân biệt giữa hai khái niệm này là rất quan trọng. Nếu ta cho rằng động cơ và cách thức của cuộc tấn công ngày 9/11 là một câu đố, phản ứng hợp lý sẽ là tăng cường số lượng thông tin tình báo, tuyển thêm điệp viên để tăng lượng thông tin ta biết về Al Qaeda. Nhưng nếu ta cho rằng vụ 9/11 là một bí ẩn, ta sẽ thấy rằng việc thêm thông tin chỉ làm cho tình hình tệ hơn. Ta sẽ muốn nâng cao sự phân tích thông tin tình báo, ta sẽ muốn tuyển người có khả năng nhìn nhận và đa nghi có khả năng nhìn kỹ hơn vào những gì ta đã biết về Al Qaeda.

Nếu câu đố có lời giải sai, tìm ra nguyên nhân rất dễ dàng: đó là người che giấu thông tin. Sẽ khó khăn hơn với bí ẩn: đôi khi thông tin chúng ta có được là ko đủ, và đôi khi chúng ta ko đủ thông minh để phán đoán từ thông tin được giao, và đôi khi bí ẩn đó ko thể giải quyết được. Câu đố sẽ đem đến lời giải thỏa đáng, còn bí ẩn thì đa phần là không.

Ai học về Corporate Finance cũng đều từng nghe qua scandal của Enron, một công ty từng được bầu là công ty tốt nhất nước Mỹ. Năm 2001, công ty phá sản và ban giám đốc điều hành bị đi tù với tội che giấu thông tin, lừa gạt cổ đông về tình hình tài chính của công ty. Nếu bạn nhìn vụ việc này như một câu đố thì ban giám đốc chính là thủ phạm, là người che giấu thông tin. Nhưng quá trình phát hiện tình hình tài chính nghiêm trọng của Enron là xuất phát từ một phóng viên của Wall Street Journal nhìn kỹ hơn vào báo cáo tài chính hàng năm của Enron và phát hiện vấn đề. Enron ko hề che giấu thông tin, họ cung cấp thông tin đúng như luật pháp đề ra, nhưng chỉ vì tính phức tạp của các giao dịch tài chính nên ko ai để ý, chỉ đến khi có người phát hiện thì sau đó mọi việc mới vỡ lỡ.

Bài 12: The Art of Failure

Khi phải ra quyết định quan trọng dưới áp lực, con người thường bị thất bại do sợ hãi, hay còn gọi là panicked, hoặc là choked. Thật ra hai khái niệm panicked (sợ hãi) và choked (nghẹt thở) là rất khác nhau.

Khi bạn mới tập bơi ếch chẳng hạn, bạn sẽ bơi chậm rãi và từ từ một vài lần đầu, trong đầu luôn nhắc mình là phải sải tay trước, sau đó ngóc đầu lên, lặn xuống và đạp chân .. bạn sẽ cố ghi nhớ tuần tự các bước và sẽ quen dần dần. Cách học đó gọi là explicit learning – học theo các bước. Nhưng sau một khoảng thời gian tập luyện, bơi ếch với bạn trở thành phản xạ, nhảy xuống nước là bạn ngay lập tức bơi được mà ko cần nghĩ mình phải làm gì, phải theo các bước như thế nào, bạn tự điều chỉnh sải tay, nhịp thở cho phù hợp với thể trạng của bạn. Cái đó là implicit learning – giống như học mà ko biết rằng mình đang học.

Hãy tưởng tượng bạn bị ai đó xô xuống biển… tự nhiên bạn quá sợ hãi, bạn nhớ ra rằng mình phải bơi ếch, thế là luống cuống sải tay, đạp chân như cách bạn được học .. nhưng đó ko phải là cách đúng bởi vì sóng to, nước đập lên đầu bạn khiến bạn ko thở được. Vậy là biết bơi cũng như ko. Cái đó gọi là bị choked, là khi explicit learning của bạn lấn át, bạn trở nên thận trọng hơn và làm theo cách mình được học, trong khi nếu lúc đó bạn cứ để phản xạ lấn át thì bạn sẽ biết hít một hơi dài, để nước đẩy mình đi đến khi có thể an toàn mà bơi được.

Cũng trong tình huống đó, bây giờ bạn sợ quá và quên mất tiêu mình biết bơi .. bạn đập ầm ầm, giãy giụa một hồi rồi chìm nghỉm luôn. Cái đó gọi là panicked, là khi bạn sợ hãi quá độ và bạn quên hết mọi thứ, lúc đó bản năng lấn lướt tất cả mọi giác quan, bạn quên mất rằng nước chỉ đến eo của bạn.

Vì vậy, panic là trái ngược của choking. Choking là nói đến suy nghĩ quá nhiều, và panic là về suy nghĩ quá ít. Choking là khi bạn đánh mất bản năng, và panic là quay trở về với bản năng.

Nhiều người sẽ nhận thấy rằng khi họ làm bài test trắc nghiệm, khi họ bị choked, họ sẽ trở nên cẩn thận hơn, đoán đi đoán lại câu trả lời, và kết quả là sai nhiều hơn là khi họ bình tĩnh, cứ để những câu trả lời bật ra trong đầu. Còn khi họ lái xe và gặp tình huống nguy hiểm trên đường, họ sẽ panicked, tự nhiên quên mất tiêu cách điều khiển tay lái, và thế là lạng quạng và gây ra tai nạn.

Vì vậy, nếu mình hiểu được bản chất của việc mình thất bại, là do choked hay panicked thì lần sau mình sẽ dễ tránh được hơn.

0 review for Chú Chó Nhìn Thấy Gì

Thêm một bài đánh giá

1 2 3 4 5