Tôi Tự Học
Tác giả | Nguyễn Duy Cần |
Thể loại | Giáo Dục Sớm - Chấn Hưng Dân Tộc |
Chủ đề | Tư Duy |
Số lượt xem | 590 |
Tổng thời gian nghe | 22 giờ 44 phút |
Tổng thời lượng sách nói | 04 giờ 43 phút |
Nội dung nổi bật của sách nói “Tôi tự học”
Mở đầu của sách nói trước khi bàn về vấn đề tự học, bạn sẽ thấy cuốn hút bởi lời tựa bằng câu chuyện giữa một nhà vua lười nghe sách nói nhưng nắm hết được mọi tinh hoa và một nhà thông thái, được tác giả Anatole France kể lại. Từ đó, tác giả đưa ra định nghĩa của việc học. Có người vì học vì cha mẹ, vì nhu cầu của xã hội, có người học vì khát khao kiến thức. Suy cho cùng, học chính là để mưu cầu hạnh phúc, để làm mới mình, đào sâu nghiên cứu để khiến cho tâm trí mình càng cao càng rộng.
Những yếu tố chính
“Tôi tự học” chỉ ra rất nhiều yếu tố của việc học. Từ việc học về bề rộng và bề sâu để có thể đứng trên phương diện khách quan đánh giá mọi sự vật sự việc, không bị thiên kiến. Tự học luôn cần phải có sự cố gắng và có phương pháp, vì đó là một quá trình dài, nếu nghe sách nói mà không mang lại cho ta tinh thần thì việc nghe là vô nghĩa, việc nghe sách mà khiến bạn có thể vận dụng mọi năng lực và nhận thức cùng với tác giả, đó là những sách nói đem đến tinh thần cho bạn.
Sau nữa, người tự học cần biết tổ chức sự hiểu biết của mình, có cơ sở vững vàng, rộng rãi và khoáng đạt, không lệ thuộc vào bất kỳ nguyên tắc nào. Cuối cùng là cần biết mình, điều này rất quan trọng vì khi hiểu mình ta sẽ biết tuyển chọn những cái hợp với mình, hợp với thời đại, có thể lựa chọn thu thập những tinh hoa của mọi loại sách hoặc tìm một đầu sách làm trung tâm nghiên cứu.
Những phương tiện chính yếu
Trong tác phẩm “Tôi tự học”, sau khi đề cập đến những điều kiện thuận lợi cho việc tự học là sự tập trung tinh thần và óc tế nhị quan sát, so sánh, tác giả đi sâu hơn vào những phương tiện chính yếu của việc tự học. Đọc sách là phương tiện cần thiết và hiệu quả nhất để rút ngắn con đường kinh nghiệm của nhân loại.
Bằng phương pháp loại trừ, bạn có thể chọn cho mình sách nói phù hợp. Loại bỏ những sách nói dài dòng nặng nề, những thể loại sách khiến bạn buồn chán, những sách nói khó hiểu, chỉ đọc những sách nói hay, nghe những sách cao hơn tầm hiểu biết của mình thì mới có được sự tiến bộ trong tri thức. Với những sách nói hay, nên đọc nguyên văn bằng chính ngôn ngữ của tác phẩm đó nếu có thể, bất cứ nội dung nào thông qua một người thứ ba thì ý văn cũng đã có một chút thay đổi.
Khi đọc sách, không gian yên ắng cô tịnh là điều cần thiết, người đọc sách cần có tấm lòng thiện cảm để hiểu hoàn cảnh và nội dung mà tác giả viết sách nói, nhưng cũng tránh việc sách viết gì tin đấy, nên đọc bằng óc tư duy phản biện, vừa đóng vai là tác giả để hiểu họ viết gì, vừa phản đối những quan điểm trong sách nói nhưng cũng dùng chính lời trong sách nói để phản biện lại vấn đề bất đồng với tác giả, có vậy, việc đọc sách mới đạt hiệu quả cao nhất.
Hơn nữa, khi đọc sách, cần đặt trước cho mình vấn đề bằng cách việc đọc mục lục, lời tựa của sách nói để xem tác giả nói về những gì và đi sâu khai thác những vấn đề đó như thế nào. Mỗi sách nói đều cần đọc đi đọc lại nhiều lần, vì trong một lần, hầu hết độc giả đều không nắm bắt được hết những ý mà tác giả muốn truyền tải. Đọc nhiều để hiểu sâu hơn vấn đề, không phải để nhớ, sau đó viết lại những gì mình đã đọc được trong sách nói.
Học những gì?
Trong sách nói “Tôi tự học”, tác giả có nêu ra những thể loại sách mà độc giả nên đọc bao gồm đọc tiểu thuyết tâm lý, đọc sử, đọc báo và đọc những sách về thiên văn địa lý. Nhưng khi tự học, thì ta nên học những gì? Đó là nên học viết văn và học dịch, khi đọc “Tôi tự học”, cụ Nguyễn Duy Cần sẽ chỉ sâu hơn lý do vì sao học viết văn và dịch văn, cũng như phương pháp để bạn có thể áp dụng và truyền tải hiệu quả.
Như ta đã thấy trước đây, chương trình học vấn có thể tóm trong ba điều này: 1) Có một kiến thức rộng rãi về sử học, thiên văn và địa lý; 2) Tạo cho mình có được một đầu óc khoa học, biết cách vật trí tri; 3) Cố gắng đi lần đến một quan niệm tổng quát về cuộc đời, nghĩa là đi đến một quan niệm triết lý về vũ trụ và nhân sinh.
Một vài nguyên tắc làm việc
Trong phần cuối của sách nói “Tôi tự học”, cụ Nguyễn Duy Cần có nêu ra những nguyên tắc làm việc áp dụng cho mỗi cá nhân:
Nguyên tắc thứ nhất là đi từ cái dễ đến cái khó, và phải tin ở sự thành công.
Nguyên tắc thứ hai để làm việc có hiệu quả là phải làm việc đều đều, không nên để gián đoạn
Nguyên tắc thứ ba là bất cứ học môn nào phải khởi đầu bằng những yếu tố đầu tiên của môn học ấy
Nguyên tắc thứ tư: Biết lựa chọn
Nguyên tắc thứ năm là phải biết quý thời giờ làm việc của ta và đặt cho nó thành một kỷ luật
Nguyên tắc thứ sáu là biết dùng thời giờ làm việc và tiết kiệm từng phút một.
Nguyên tắc thứ bảy là hễ làm việc gì thì hãy làm cho hoàn tất, đừng phải trở lại một lần thứ hai.
Nguyên tắc thứ tám là muốn làm việc cho có hiệu quả thì phải có một sức khỏe dồi dào
Cảm nhận về sách nói “Tôi tự học”
“Tôi tự học” giống như một sách nói hướng dẫn nhập môn cho những người bước vào con đường tự học, cũng giúp ta tìm hiểu và vỡ lẽ ra được nhiều vấn đề tương quan với phương pháp tự học hiện tại của bản thân và có những thay đổi phù hợp. Cuốn sách không chỉ đọc một lần là hiểu hết những giá trị mà cụ Nguyễn Duy Cần muốn truyền tải, mà phải đọc đến lần ba, lần bốn hoặc thậm chí nhiều hơn nữa để có thể chắt lọc được những tinh hoa trong sách nói.
Tuy lối hành văn có dùng những câu chữ của người xưa và một số phương pháp khá khắt khe, nhưng tôi tin rằng, khi bỏ qua những ý kiến chủ quan, chúng ta có thể lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp trong sách nói để áp dụng.
Những trích dẫn hay trong sách nói “Tôi tự học”
“Biết mình, là gốc rễ của sự khôn ngoan”
“Học mà đến mực dường như quên hết cả sách vở của mình đã học thì cái học ấy mới thật là “nhập diệu””
“Cái học cần thiết cho con người là cái học về bản thân.
Tất cả những cái học khác đều là phụ thuộc, đều để mà phụng sự nó, không được quyền cướp phần ưu tiên.”
“Những văn gia đại tài thường là những kẻ biết khêu gợi và làm sống lại những tư tưởng ấp ủ trong lòng người.”
‘Phần đông, ta thường có cái khuynh hướng hay tưởng tượng rằng mình đã hiểu rõ rồi, nhưng khi bị bắt buộc phải giảng giải ra thì mình mới nhận thấy mình mới chỉ nhận thức một cách rất lờ mờ”
“Người học thức, tức là người thà biết ít mà thật biết những gì mình biết, còn những gì mình không biết thì cũng biết rõ là mình không biết. “Không có sự dốt nát nào nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã biết trong khi mình chưa biết”. Văn hóa là một vấn đề thuộc phẩm chứ không phải thuộc lượng.”
Lời kết
“Tôi tự học” xứng đáng là tác phẩm đầu giường và nên đọc cho mọi độc giả. Hiếm có tác phẩm nào của tác giả Việt Nam mà đi sâu vào việc phân tích chủ đề “tự học” một cách sâu sắc và mang lại nhiều bài học bổ ích đến vậy. Một cuốn sách không quá dày, nhưng lại giúp ta thay đổi tư tưởng về việc tự học và thôi thúc ta không ngừng nâng cao khả năng của bản thân dù đang ở lứa tuổi nào đi chăng nữa