“Tam Quốc Diễn Nghĩa” đã được thêm vào danh sách yêu thích.

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tác giả La Quán Trung
Thể loại TTVH - Thế Giới
Chủ đề Tiểu thuyết
Số lượt xem 5
Tổng thời gian nghe 00 giờ 01 phút
Tổng thời lượng sách nói 73 giờ 30 phút
“Tam quốc diễn nghĩa”, như cách chúng ta hay gọi, có tên gốc là “Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa”. Nó là một bộ tiểu thuyết dã sử của La Quán Trung, hoàn thành vào khoảng cuối thế kỷ 14. Nội dung của “Tam quốc” kể về một khoảng thời gian dài gần 100 năm trong lịch sử Trung Quốc. Mặc dù trên thực tế thì thời kỳ Tam quốc kéo dài 60 năm, kể từ khi Tào Phi phế Hán đế tự lập đến khi Tư Mã Viêm nhà Tấn diệt Ngô (từ năm 220 - 280); nhưng bộ tiểu thuyết của La Quán Trung còn kể về cả một quãng thời gian gần 40 năm loạn lạc từ cuối thời Đông Hán, khi khởi nghĩa Khăn Vàng nổ ra năm 184. Và mặc dù bám khá sát những sự kiện lớn trong lịch sử, nhưng rốt ráo lại thì đây vẫn là một bộ tiểu thuyết dã sử; cho nên La Quán Trung đã đưa vào đó không ít tình tiết do ông tự sáng tạo, hoặc viết khác so với chính sử. Bởi vậy nên người ta nói “Tam quốc diễn nghĩa” có bảy phần thực, ba phần hư là thế.

Tam quốc diễn nghĩa”, như cách chúng ta hay gọi, có tên gốc là “Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa”. Nó là một bộ tiểu thuyết dã sử của La Quán Trung, hoàn thành vào khoảng cuối thế kỷ 14. Nội dung của “Tam quốc” kể về một khoảng thời gian dài gần 100 năm trong lịch sử Trung Quốc. Mặc dù trên thực tế thì thời kỳ Tam quốc kéo dài 60 năm, kể từ khi Tào Phi phế Hán đế tự lập đến khi Tư Mã Viêm nhà Tấn diệt Ngô (từ năm 220 - 280); nhưng bộ tiểu thuyết của La Quán Trung còn kể về cả một quãng thời gian gần 40 năm loạn lạc từ cuối thời Đông Hán, khi khởi nghĩa Khăn Vàng nổ ra năm 184. Và mặc dù bám khá sát những sự kiện lớn trong lịch sử, nhưng rốt ráo lại thì đây vẫn là một bộ tiểu thuyết dã sử; cho nên La Quán Trung đã đưa vào đó không ít tình tiết do ông tự sáng tạo, hoặc viết khác so với chính sử. Bởi vậy nên người ta nói “Tam quốc diễn nghĩa” có bảy phần thực, ba phần hư là thế.

Giá trị văn học nghệ thuật của “Tam quốc diễn nghĩa” cực kỳ to lớn, và nó có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng; thậm chí đến mức danh tiếng át cả bộ chính sử “Tam quốc chí” nữa. “Tam quốc diễn nghĩa” từ lâu đã trở thành một phần trong đời sống của người dân Trung Quốc, và có lẽ của cả Việt Nam nữa. Những nhân vật, tích truyện của Tam quốc trở nên cực kỳ thân thuộc, ngay cả với những người có khi còn chưa từng đọc tiểu thuyết. Có cả những câu thành ngữ lấy từ các điển tích của Tam quốc đã trở thành câu cửa miệng của vô số người; ví dụ như “Nói Tào Tháo, Tào Tháo đến” hay “Ba gã thợ may cũng bằng Gia Cát Lượng”. “Tam quốc” được chuyển thể thành phim truyền hình, phim điện ảnh, hoạt hình, truyện tranh, game. Có vô số cuốn sách phân tích, bình luận, kiến giải các tình tiết Tam quốc được ra đời. Nói như vậy để thấy rằng người Trung Quốc xếp “Tam quốc diễn nghĩa” vào Tứ đại danh tác của họ không hề khó hiểu, bởi vì tầm vóc và tầm ảnh hưởng của bộ tiểu thuyết dã sử này quá to lớn.
Bộ tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” ra đời là nhờ công lao của La Quán Trung; nhưng nói một cách chính xác thì những tích truyện về các nhân vật và sự kiện của Tam quốc đã tồn tại trong dân chúng từ nhiều thế kỷ trước đó. Trước La Quán Trung, từ lâu, truyện Tam quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân gian. Nói một cách khác thì dân chúng đã sớm sáng tạo ra những nhân vật điển hình và các tích truyện về Tam quốc. Đến đầu thời Nguyên, các câu chuyện đã được thu thập thành một cốt truyện hoàn chỉnh có đầu có cuối, gọi là “Tam quốc chí bình thoại”. Các câu chuyện trong “Tam quốc chí bình thoại” là đề tài tham khảo để các nhà viết kịch thời Nguyên biên soạn nhiều vở kịch nổi tiếng dựa trên các tích truyện đó.

10 Bài học sâu sắc được rút ra từ Tam Quốc Diễn Nghĩa:
1/ Lữ Bố vì Điêu Thuyền mà giết hại Đổng Trác, phụ thân của mình. Chỉ vì một người con gái mà quên cả ơn nghĩa, quên cả việc hệ trọng

–> Làm việc lớn không nên để những thứ nhỏ nhặt, linh tinh can thiệp vào công việc của mình. Phụ nữ cũng không ngoại lệ.
2/ Tào Tháo từ một quan triều đình nhỏ bé, ám sát Đổng Trác bất thành, phải trốn chui chốn nhủi, nhưng nhờ nắm bắt tốt thời cơ đã xây dựng một đế chế Tào Ngụy vô cùng huy hoàng
–> Cơ hội chỉ đến với những người nắm bắt lấy nó, phải biết nắm bắt và tận dụng nó. Bây giờ hoặc không bao giờ.
3/ Lưu bị một thân một mình xây dựng được nước Thục, tạo ra thế chân vạc do cũng nhờ nhân nghĩa, thu phục được người tài. 3 lần vào lều tranh thuyết phục Gia Cát Lượng, quì gối van xin cuối cùng có được một vị quân sư đại tài. Ngoài ra còn chịu biết bao nhiêu khổ cực, nhục nhã mới thành
–> Trên đường thành công không có dấu chân của sự lười biếng, nỗ lực, kiên trì bám đuổi đến cùng sẽ giúp chúng ta đi đến bến bờ Thành Công.
4/ Tôn Quyền không có tài như Tào Tháo, không nhân nghĩa bằng Lưu Bị nhưng lại là một nhân vật có con mắt nhìn người tinh tường, tận dụng tốt tướng của mình là Chu Du, Lục Tốn…đánh đuổi được quân Tào tại trận Xích Bích, đuổi quân Thục tại Di Lăng. Viết nên trang sử hào hùng
–> Một người lãnh đạo phải biết nhìn người, sử dụng người cho đúng. Một khi dùng nhân tài hợp lí, thành công sẽ đến nhanh chóng.
5/ Các vị tướng trong Tam quốc như Quan Vũ, Trương Phi, Mã Tắc, Ngụy Diên…tuy anh dũng, lập được đại công nhưng do kiêu ngạo, khinh địch, chủ quan đều bị chết thảm
—> Trong kinh doanh không có chỗ cho sự chủ quan, tự mãn, nếu đã được thành quả chút ít, phải tiếp tục tiến lên đạt được những cái lớn hơn. Đừng ngồi đó mà tận hưởng chiến thắng mà hãy chuẩn bị cho những thử thách tiếp theo.

6/ Lưu Bị vì quá nhân nghĩa, đã bỏ lỡ khá nhiều cơ hội, không muốn chiếm lấy Tây Xuyên, phải dồn một vị quân sư tài năng Bàng Thống vào chỗ chết
–> Cái gì quá cũng không tốt, tầm nhìn không thể, nhưng mục tiêu có thể thay đổi. Phải biết thay đổi linh hoạt, thích ứng với môi trường bên ngoài. Miễn là không trái với đạo lý, cứ làm như mình nghĩ.
7/ Trương Phi hét một tiếng, tướng quân của Tào sợ đến ói máu mà chết. Gia Cát Lượng chỉ nói vài câu mà Vương Lãng cũng tức đến bệnh mà qua đời
–> Muốn thành công, phải nói được. Một người dù có tốt đến đâu không nói được cũng khó trở thành lãnh đạo tốt. Vì thế, kĩ năng giao tiếp và đàm phán rất quan trọng khi làm kinh doanh.
8/ Trước đại chiến Xích Bích, chỉ vì một bức thư giả mạo của Gia Cát Lượng mà Tào Tháo đã giết chết hai viên tướng trung thành, dũng mãnh và giỏi thủy quân nhất của mình. Rốt cuộc, vì không giỏi đánh trận dưới nước nên đã đại bại, xém chết
–> Phải tỉnh táo, sáng suốt trong những thời khắc khó khăn nhất, không nên vì những lời đàm tiếu, xì xàm của dư luận mà chùn bước. Đừng để khôn ba năm, dại một giờ.
9/ 18 lộ chư hầu phạt Đổng Trác, vì muốn tự xưng đế nên đại nghiệp không thành, anh nào cũng chết thảm
–> Khởi nghiệp hay làm kinh doanh cũng vậy, phải biết đoàn kết lại với nhau, cùng nhau chia sẻ, đồng cam cộng khổ, giúp nhau phát triển, vinh quang chói lọi cũng sẽ đến. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công.
10/ Khổng Minh tài trí hơn người, gặp được chủ công tốt nhưng không có thời, Bắc Phạt 10 năm, khó khăn lắm mới dồn Tư Mã Ý vào trong trận lửa, ai ngờ đâu trời lại mưa, cứu Tư Mã Ý một bàn thua trông thấy, Gia Cát Lượng cũng do vậy mà chết, tâm nguyện chưa thành
–> Phong thủy, tín ngưỡng cũng rất cần trong kinh doanh, nghiên cứu phong thủy, thờ cúng đúng đạo, trời sẽ phù hộ. Gặp thời sẽ phất lên như diều gặp gió, thành công hay không là do trời quyết định. Hãy chọn một tôn giáo mà theo, tin vào tôn giáo cũng chính là tin vào chính mình. Tin vào ông trời, tin mình sẽ làm được thì mình sẽ làm được.



 

0 review for Tam Quốc Diễn Nghĩa

Thêm một bài đánh giá

1 2 3 4 5