Quốc Gia Thăng Trầm - Lý Giải Vận Mệnh Của Các Nền Kinh Tế (Tập 1)
Tác giả | Ruchir Sharma |
Thể loại | Kiến Thức Kinh Tế |
Chủ đề | |
Số lượt xem | 98 |
Tổng thời gian nghe | 28 giờ 58 phút |
Tổng thời lượng sách nói | 07 giờ 59 phút |
Bản chất phù du và chật vật của sự tăng trưởng mạnh mẽ giờ đây đã được nhìn thấy rõ, và nó đặt ra một câu hỏi đơn giản. Làm thế nào, trong một thế giới vô thường, ta có thể dự đoán những quốc gia có nhiều cơ may sẽ tăng tiến hoặc suy vong? Đâu là những dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy vận mệnh của một quốc gia sắp chuyển biến, và làm thế nào nhìn ra những dấu hiệu đó. Để giúp định hướng trong một thế giới thường tình - một môi trường dễ gặp phải sự bùng nổ tăng trưởng, sa sút và phản kháng - Quốc gia thăng trầm vạch ra mười quy luật để nhận diện liệu một quốc gia đang tăng trưởng, suy thoái hay chỉ đi luẩn quẩn.
Sách nói "Quốc gia thăng trầm lý giải vận mệnh của các nền kinh tế" mang tới cái nhìn tổng quan về lịch sử, cơ chế vận hành, đặc trưng của các nền kinh tế thế giới, từ đó phóng chiếu về viễn cảnh tương lai của nền kinh tế toàn cầu.
Trước hết, cuốn sách là sự lắng nghe. Nghe những gì không phát ra âm thanh và không phải là âm thanh. Tiếng bục vỡ tan rã hình thành, phát triển và suy vi của các nền kinh tế - chính trị trên thế giới. Ruchir Sharma có vẻ là “ông thầy lang” bắt mạch kinh tế nhưng không kê thuốc. Không có toa thuốc nào, chỉ có các nguyên lý khởi sinh và phát triển cùng lời tiên đoán cho tương lai.
Quốc gia thăng trầm vừa là bản phác thảo vừa là bản tổng kết quá trình vận hành của các nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000.
Ở đó, hệ thống “mạch ngầm” và sự kết nối tương tác lẫn nhau giữa các nền kinh tế được thăm dò và trình bày một cách dễ hiểu. Từ đó, người viết phô ra bức tranh toàn cảnh nền kinh tế cũng như sự thịnh vượng và suy vi của các quốc gia, các thế lực chính trị để cho hoạt động kinh doanh mậu dịch toàn cầu hiện ra các đường mạch chính yếu của nó.
Sách nói "Quốc gia thăng trầm" mang tới cái nhìn tổng quan về lịch sử và cơ chế vận hành, cũng như đặc trưng của các nền kinh tế thế giới, từ đó phóng chiếu về viễn cảnh tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Những vấn đề vĩ mô ấy được đưa ra từ một điểm nhìn phù hợp và thông thoáng.
Sự thông thoáng ở chỗ cách viết giản dị và cách tiếp cận đời thường. Không phải là tài liệu mang tính hàn lâm, sách nói Quốc gia thăng trầm thật sự gần gũi với tất cả chúng ta. Bởi mỗi người sẽ nhìn thấy bối cảnh đời sống mà ở đó sự liên đới kinh tế của mình được xác lập.
Ở Quốc gia thăng trầm, người viết không chỉ căn cứ trên vận động của các nền kinh tế thế giới thông qua nhiều đợt khủng khoảng trải dài từ những thập kỷ cuối thiên niên kỷ trước đến những năm đầu của thiên niên kỷ thứ III, mà còn mở rộng biên độ góc nhìn đối với nền văn minh nhân loại nói chung.
Dường như ở điểm nhìn, người viết còn quan sát bằng cảm thức về sự biến đổi luân chuyển của các đế chế và các trung tâm kinh tế thế giới trước đó. Thế nên, người viết đi đến chỗ phát hiện các quy luật vận động mang tính cơ bản đồng thời dự đoán cho tương lai.
Trong công việc đó, Ruchir Sharma cho thấy 1 cách nhìn siêu hình về sự vận động của các nền kinh tế chính trị. Rằng nguyên lý trước tiên và cơ bản cho sự vận hành: lẽ vô thường.
Điều này làm nên sự khác biệt cho sách nói. Người viết sẽ trình bày tỉ mỉ bằng những cứ liệu thuyết phục về các biến động kinh tế nhưng đằng sau đó, người viết sẽ mang lại cho bạn đọc thái độ bình tâm và óc phán đoán kiên quyết trước các biến động ấy.
Bởi “lẽ vô thường” sẽ đánh tan các dấu hiệu sợ hãi biến động mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua một cách tuần hoàn và dĩ nhiên.
Khi đưa ra đánh giá về bối cảnh và tiềm năng kinh tế của các quốc gia, chẳng hạn như trường hợp Nga từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2000, Ruchir Sharma tỏ ra là một kẻ “lập dị”.
Tuy nhiên, thực trạng kinh tế hiện nay đã cho thấy ông có lí. Bởi bối cảnh kinh tế thay đổi luôn luôn và kẻ chiến thắng ở giai đoạn trước hoàn toàn có thể thảm bại ở chặng đường sau. Vì thế nên, “lẽ vô thường” và “nguyên lý tiên phong” đóng vai trò quan trọng để thích nghi và cho thấy độ nhạy bén của 1 nền kinh tế.
Dù những kiến giải của ông có vẻ đi ngược lại xu hướng đánh giá chung, dù rằng ông thường cho thấy 1 tương lai có vẻ u ám nhưng các lập luận về rủi ro và viễn tượng tồi tệ của Ruchir Sharma hoàn toàn đáng lưu tâm và cần thiết.
Với Quốc gia thăng trầm, bạn đọc dễ thấy nguy cơ khủng hoảng thường đi kèm các tiên liệu (chẳng hạn như bài viết và vở kịch của Robert Zielinski về hoạt động tín dụng ở Thái Lan). Có vẻ “nhà tiên tri” ở đây ưa nói về sụp đổ hơn là 1 tương lai xán lạn.
Kèm theo các số liệu thường là những dấu hiệu trước đó về 1 cuộc đại khủng hoảng mà dư chấn của nó có thể còn dai dẳng trong xã hội sau này. Vết hằn từ cuộc khủng hoảng đó có để bẻ lái cả 1 nền kinh tế. Và thay vì xác định các nguyên nhân ngoại tại thì Ruchir Sharma thường mổ xẻ các lí do nội tại hay những biến chuyển ngầm trong tự thân nền kinh tế mà nhiều người hay lơ là, ít chú ý. Nghĩa là, ông thiết lập cái nhìn sâu vào địa tầng của 1 nền kinh tế từ tất cả các vận hội của nó.
Sau nữa, người đọc sẽ “ngã ngửa” với nhiều kiến giải của tác giả. Bởi lập trường của Ruchir Sharma li khai với đám đông các nhà đầu tư đương thời. Quốc gia thăng trầm là một sách nói đáng ngạc nhiên. Không phải bằng thái độ khoa trương câu giật, người viết sẽ khiến cho bạn đọc “vỡ lẽ” bằng sự trải nghiệm của người trong cuộc.
Từ đó, với các gợi ý về nguyên lý vận động, người đọc sẽ tự đúc kết cho mình các cơ chế biến chuyển của nền kinh tế mà họ dự phần bằng cách soi chiếu lại góc nhìn của Ruchir Sharma.
Chung quy, với sách nói này, Ruchir Sharma cho thấy ông không chỉ là cây viết sâu sắc, một nhà đầu tư sáng suốt mà còn là một nhà tư tưởng về kinh tế chính trị thế giới trong thiên niên kỷ mới đầy biến động.
***
Về tác giả
Ruchir Sharma là một trong những lãnh đạo cao cấp nhất tại Quỹ Quản lý Đầu tư Morgan Stanley, với hơn 20 tỷ đô-la tài sản thuộc quyền quản lý. Ông đi nhiều, dành ra một tuần mỗi tháng tại một quốc gia để gặp gỡ giới chính trị, CEO hàng đầu và các nhân vật địa phương khác.
Sharma đã là một cây viết thậm chí từ trước khi là một nhà đầu tư. Ông là cộng tác viên thường xuyên cho các trang quan điểm của Wall Street Journal, Financial Times và Times of India. Các tiểu luận của ông đã được đăng trên tạp chí Foreign Affairs, Time, New York Times, Foreign Policy, Forbes và Bloomberg View. Trong thập kỷ qua, ông đã dành nhiều thời gian làm cộng tác viên biên tập với Newsweek, nơi ông phụ trách một chuyên mục thường xuyên mang tên “Nhà đầu tư toàn cầu (Global Investor)”. Cuốn sách đầu tay của ông, Các quốc gia đột phá: Tìm kiếm phép mầu kinh tế tiếp theo (Breakout Nations: In Pursuit of the Next Economic Miracles) đã ra mắt và trở thành sách bán chạy số một ở Ấn Độ, sách bán chạy trên Wall Street Journal và được Foreign Policy bình chọn là một trong 21 cuốn sách phải đọc trong năm 2012.
Bloomberg nêu danh Sharma như một trong 50 người có ảnh hưởng nhất thế giới vào tháng 10-2015. Năm 2012, ông được Foreign Policy chọn là một trong các Nhà tư tưởng Hàng đầu Toàn cầu, và vào tháng 6-2013, tuần san Outlook hàng đầu của Ấn Độ đã vinh danh ông là một trong 25 Người Ấn Độ Thông minh nhất Thế giới.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos đã chọn Sharma là một trong những Nhà lãnh đạo trẻ hàng đầu của thế giới vào 2007.
Là một vận động viên chạy bộ đầy nhiệt huyết, ông thường xuyên tập luyện với cựu huấn luyện viên Olympic của mình và tranh tài trong các cuộc chạy nước rút.
Xem tiếp: Quốc gia thăng trầm - lý giải vận mệnh của các nền kinh tế (tập 2)