Ghi Chép Pháp Y - Tập 2: Khi Tử Thi Biết Nói
Tác giả | Liêu Tiểu Đao |
Thể loại | Tâm Lý |
Chủ đề | Pháp Y |
Số lượt xem | 1156 |
Tổng thời gian nghe | 57 giờ 01 phút |
Tổng thời lượng sách nói | 05 giờ 28 phút |
Có lẽ câu “Người chết không biết nói dối” thực sự là xuất phát từ ngành pháp y. Lời khai nhân chứng có thể là giả, hiện trường có thể không phải là hiện trường ban đầu, nhưng mọi dấu vết hung thủ để lại trên cơ thể nạn nhân là thật.
Đối với các bác sĩ pháp y việc của họ là tìm hiểu xem nạn nhân trước lúc chết đã qua những gì? Nạn nhân chết như thế nào, chết vào lúc nào? Hung khí và cách thức che giấu của hung thủ ra sao?... Và tất cả đều chỉ gói gọn trong mười chữ:
Tác giả Lưu Hiểu Huy.
Lưu Hiểu Huy là một bác sĩ pháp y chuyên nghiệp với hơn 15 năm kinh nghiệm, khám nghiệm hơn 800 thi thể, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra chân tướng của nhiều vụ án thương tâm và man rợ.
Bác sĩ pháp y Lưu Hiểu Huy cũng là người thành lập ta chuyên mục “Câu lạc bộ CangYi” kể về nhiều câu chuyện khác nhau mà bản thân đã trải qua trong thực tế hành nghề của mình. Nhờ tính chân thực, lối kể chuyện cuốn hút và tính chuyên nghiệp cao, chuyên mục này đã thu hút hơn 100 triệu lượt đọc.
Ghi chép pháp y – Những cái chết bí ẩn sẽ đưa ta đi từng bước vào 15 hiện trường vụ án giết người dưới góc nhìn của một bác sĩ pháp y chuyên nghiệp. Thế nhưng, không có gì là hoàn hảo, có những vụ án không được phá, có những vụ án để lại sự mất mát, đau thương và lưu giữ những vết thương ngay trong chính tác giả. Sự hấp dẫn ở Ghi chép pháp y không chỉ là lối dẫn chuyện cuốn hút của tác giả mà còn là sự cung cấp kiến thức chuẩn của ngành pháp y đến với cộng đồng và xã hội.
Cách thức để một xác chết lên tiếng là gì?
Mỗi một vụ án là một bài toán hóc búa, đánh đố toàn thể người tham gia vào điều tra vụ án đó. Từng dấu vết tại hiện trường, trên thi thể nạn nhân đều là những manh mối quan trọng giúp tổ điều tra truy tìm kẻ thủ ác và buộc chúng lộ diện. Nếu vị mỗi vụ án là một chiếc hộp “Pandora”, thì thi thể nạn nhân là chìa khóa quyết định để tìm ra hung thủ, chỉ khi xác định được danh tính của nạn nhân thì vụ án mới mong tiếp tục điều tra được. Thi thể của nạn nhân cũng là đầu mối trực tiếp ghi lại diễn biến quá trình sát hại của một hung thủ như thế nào.
15 vụ án trong cuốn Ghi chép pháp y – Những cái chết bí ẩn, là những lần bác sĩ pháp y phải dùng dao mổ tìm đáp án ngay cả khi thân thể không còn nguyên vẹn. Ví dụ như ở phần vụ án "Hồ sơ số 4 – Thi thể thiếu nữ không lành lặn", tổ pháp y của bác sĩ Lưu Hiểu Huy phải tiến hành giải phẫu tử thi trên cơ thể bị phân thành từng bộ phận riêng biệt, những bộ phận đó được cho vào túi nilon đen và vứt xuống sông.
Khi chiếc túi đầu tiên được trục vớt, các nhân viên tại hiện trường phải tái mặt vì chỉ phát hiện một mảng thịt xám trắng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc bắt đầu tỏa ra xung quanh, thu hút nhiều loại côn trùng đặc biệt là muỗi bay đến. Từ nơi phát hiện đầu tiên đội điều tra lần lượt phát hiện ra các bộ phận còn lại của cô gái xấu số.
Thân thể không còn nguyên vẹn là một thách thức của việc điều tra, nhưng bằng các thao tác nghiệp vụ của một bác sĩ pháp y chuyên nghiệp, như: thu thập mẫu DNA, lấy dịch của âm đạo, xác định dấu vết trong và ngoài cơ thê… Đặc biệt nhờ cấu trúc xương đặc thù của nam và nữ mà các bác sĩ có thể phỏng đoán nhanh chóng suy luận ra độ tuổi và giới tính nạn nhân.
Sự bất cẩn của một bác sĩ pháp y sẽ nguy hại như thế nào?
Lưu Hiểu Huy là một bác sĩ pháp y tài ba, tuy đã chứng kiến vô số các vụ án mà nạn nhân bị sát hại một cách dã man nhưng khi đến người thân bên cạnh mình xảy ra chuyện, người bác sĩ pháp y ấy vẫn không dễ dàng đối mặt. "Hồ sơ vụ án số 6 – Bạn gái mất tích năm năm, tôi tự tay hủy hoại bằng chứng duy nhất".
Ngay từ trong tiêu đề của vụ án chúng ta đã có thể hình dung phần nào cảm xúc của tác giác trải quả là như thế nào. Lo lắng! Đau đớn! Đợi chờ! Hy vọng! Tuyệt vọng! Bất lực! Tự trách!… Dù cố gắng như thế nào chúng ta cũng thể nói được những cảm xúc mà tác giả trải qua.
Vào một ngày đi làm như bao ngày, bạn gái của Hiểu Huy mất tích. Ba ngày sau đó, anh tìm thấy một bàn tay bị đứt liền của cô gái ấy. Cảnh sát đã nỗ lực truy tìm dấu vết của hung thủ cũng như tung tích của cô gái xấu số. Thế nhưng mọi thứ đều im hơi lặng tiếng. Những vật chứng hung thủ để lại quá ít ỏi đã khiến cho việc điều tra trở nên đình trệ.
Trong giây phút nóng vội muốn truy tìm hung thủ và tìm ra cô bạn gái, anh lại tự tay mình "hủy hoại" chứng cứ duy nhất còn sót lại. Chính tay anh đã vuột mất cơ hội tìm ra bạn gái dù anh biết cô ấy đã lành ít dữ nhiều. Đau đớn, hy vọng rồi lại tuyệt vọng khiến cho công việc bị ảnh hưởng rất nhiều vào khoảng thời gian sự việc xảy ra.
Trải qua năm năm đằng đẵng, anh ấy vẫn nhớ như in khoảng thời gian tốt đẹp khi ở cùng bạn gái mình. Anh nhớ lời hứa sau khi tan làm, anh sẽ về nhà gói sủi cảo. Anh nhớ như in từ biểu tượng cảm xúc trong tin nhắn cuối cùng. Biểu cảm khuôn mặt tròn và đôi mắt cong cong trông rất giống cô ấy... Giờ đây, tất cả đã trở thành một mảng ký ức không thể xóa nhòa trong cuộc đời anh.
Vụ án kì lạ - Hung thủ mang hai mẫu DNA
Một người có thể mang hai mẫu DNA không? Câu trả lời khiến cho bạn bất ngờ đấy, việc đó hoàn toàn là có thể.
Vụ án bắt đầu từ sự mất tích của ba cô bé và sau khi tìm kiếm cả ba cô biết đã bị giết hại, qua điều tra pháp y cả ba cô bé đều bị xâm hại tình dục trước khi bị giết và điều tra tại hiện trường có ba DNA của ba người đàn ông khác nhau. Tuy nhiên thật sự là chỉ có hai người đàn ông tại hiện trường mà thôi.
Sau khi điều tra, tổ điều tra xác định được hung thủ là Hàn Quốc Kiệt và quả thật trên người hắn mang hai mẫu DNA khác nhau. Sự thật được vỡ lẽ thông qua lời khai của hắn, trước đây hắn từng bị bệnh ung thư máu, đã tìm được hiến và ca phẫu thuật ghép tủy vô cùng thành công.
Tại sao lại vậy? Chính xác hơn, những người đã trải qua cấy ghép tủy xương có hai hệ thống DNA. Vì tế bào gốc tạo máu đến từ hai cơ thể khác nhau, nên DNA được tạo ra giống với DNA của người hiến tặng; DNA khác là hệ thống máu không thay đổi và giữ nguyên như trước khi cấy ghép.
Vụ án hoàn hảo không giấu vết
"Hồ sơ vụ án số 12: Ai cũng biết hung thủ nhưng không ai có thể định tội", vụ án này là một sự trả thù của một người nam thanh niên. Cha cậu vì mượn nợ của bọn cho vay nặng lãi mà bị ép đến chết, xuất phát từ tâm oán giận cậu đã dần dần tiếp cận hung thủ và giết hắn một cách hoàn hảo. Hồ bơi, thuốc giảm huyết áp… là những manh mối, và đội điều tra đã suy luận quá trình hung thủ gây án nhưng không có bằng chứng nào để định tội kẻ thủ ác.
Vụ án số 12 có lẽ một trong những vụ án để lại trong lòng khán giả nhiều suy nghĩ nhất, bắt đầu từ việc cho vay nặng lãi dẫn đến cái chết của người cha, do pháp luật chưa quy định về vấn đề cho vay nặng lãi nên người cha bị ép đến đường cùng mà không thể kêu cứu ai. Từ đó, người con mới dùng những kiến thức khoa học thông dụng để giết kẻ thủ ác trả thù cho cha mình.
Người con có sai không? Giết người là sai nhưng đâu đó người đọc vẫn đồng cảm và một phần hiểu được hành vi của cậu. Pháp luật không thể trừng trị cậu nhưng nửa đời sau liệu cậu sống có vui vẻ không?
Lòng tham vô đáy của con người
"Hồ sơ vụ án số 14: Thi thể bọc trong màn nilon – Lương thiện dẫn đến họa sát thân". Trương Tiểu Cầm là giáo viên tại một trường trung học, cô là một người hiền hậu và yêu thương học sinh. Cô là một đứa trẻ mồ côi, lớn lên trong trại mồ côi nên luôn có một sự đồng cảm với học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Cô luôn giúp đỡ những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, đôi khi có phần thiên vụ. Trong đó có một học sinh mà cô rất quý, cô thường trích tiền lương của mình để hỗ trợ em đó trong việc học nhưng mà em ấy không chú tâm học hàng thường đốt tiền của cô Cầm trong các tiệm net địa phương.
Dần dần, cô Cầm cũng biết được em ấy không chú tâm học. Trong một lần em ấy đến mượn tiền cô, do còn tức giận vì cãi nhau với bạn trai nên cô Cầm có trách mắng vài lời và không cho mượn tiền. Em học sinh coi sự giúp đỡ của cô Cầm là hiển nhiên khi không còn được giúp đỡ nữa thì sinh lòng oán hận. Cô Cầm vì lòng tốt mà rước họa sát thân, nhưng việc đáng buồn ở đây hung thủ lại là người học trò cô quý nhất, mà hung thủ do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên chỉ bị quản giáo hai năm rồi lại được thả ra.
Những mặt tối của xã hội
“Đằng sau mỗi vụ án là một tấn bi kịch”, có lẽ không câu nói nào đúng hơn cho những vụ án được ghi trong Ghi chép pháp y của Lưu Hiểu Huy. Án mạng là một bi kịch, nhưng đằng sau nó là bản chất méo mó, độc ác của con người khi đối diện trước dục vọng xấu xa bên trong.
Có những vụ án chỉ bắt đầu từ những hiểu lầm nhỏ nhưng cũng có những vụ là do dục vọng và lòng tham vô bờ bến của mỗi con người. Chẳng hạn là một người đàn ông thành công, tạo dựng cho mình một vẻ ngoài lịch sự, đẹp đẽ tham gia câu lạc bộ chạy địa hình, dựa vào đó tìm kiếm và gạ tình những cô gái khác làm những người yếu lòng phải tự tử vì nỗi nhục hãm hiếp. Chính người đàn ông đấy cũng rước họa sát thân vì sự ham muốn của bản thân mình.
Hay là một thôn nghèo không có tiền chạy chữa cho con mình. Khi thấy con của họ không còn cơ hội cứu chữa được nữa thì những bậc cha mẹ nơi này sẵn sàng đem tính mạng của con mình ra để đổi lấy một khoản tiền. Vì cái nghèo, vì đồng tiền con người có thể bán rẻ lương tâm của mình, bán mạng của con mình cho thần chết, những cha mẹ đó liệu có đáng được tha thứ?
Hay là một cố gái sẵn sàng làm tình nhân cho một đại gia chỉ vì tiền. Cô gái ấy sẵn sàng bỏ qua tấm chân tình của người bạn trai, để rồi bị cuốn vào dòng xoáy tình và tiền, và cuối cùng tự mình rước họa sát thân. Hay là “ông ăn chả bà ăn nem” khi phát hiện chồng mình ngoại tình và người vợ cũng đi tìm một chàng trai đạo mạo, cùng lên kế hoạc giết người chồng để chiếm đoạt tài sản. Hay là một gia đình nọ, chỉ vì mâu thuẫn từ lúc xưa thêm oán hận hiện tại mà một người cháu sẵn sàng giết chú, giết mợ mình khi người mợ ấy đang mang thai.
Tất cả những tội ác trên xét cho cùng chỉ xuất phát từ lòng tham của con người, người tham tình, người tham tiền để rồi từng vụ, từng vụ án mạng xuất hiện. Người chết, người đi tù, đó là những vụ án đã được đưa ra dưới ánh sáng của pháp luật, còn bao nhiêu vụ bị che mờ trong bóng tối thăm thẳm kia.
Cuốn sách cũng phơi bày những mặt đen tối nhất của xã hội, không chỉ người ít học mà ngày cả những người đáng kính trọng cũng có thể gây ra những tội ác không thể tha thứ được. Ghi chép pháp y cho ta thấy sự biến chất, mất nhân tính ở một bộ phận người trong xã hội.
Ở mỗi ngành nghề đều có những sự khó khăn và vất vả riêng. Quan trọng khi bắt đầu làm ngành nghề bất kỳ, người đó phải xác định rõ mục tiêu mà bản thân hướng tới. Có như thế, người đó mới vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ theo đuổi nghề nghiệp mình chọn đến cuối cùng và giữ lại trong mình những phần thiện lương.
Những kiến thức thú vị!
Ghi chép pháp y – Những cái chết bí ẩn không chỉ là sách nói thuật lại quá trình phá án các vụ án mạng kinh hoàng mà còn cung cấp cho người đọc nhiều thông tin về công việc của một bác sĩ pháp y là như thế nào. Khi đọc quyển sách chúng ta sẽ tiếp nhận được những phương pháp ước lượng được độ tuổi của nạn nhân, giới tính, thời gian bị sát hại và phương thức sát hại.
Trước khi đọc sách chúng ta không nghĩ là thời gian tử vong của một người lại có thể tìm hiểu được bằng rất nhiều phương thức khác nhau: từ sự đông cứng, mức độ phân hủy, sự sinh sôi của của dồi… nhưng đó chỉ là ước định khoản thời gian, bới mức độ thay đổi của tử thi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của môi trường như: nhiệt độ, áp suất, môi trường của thi thể…
Bạn muốn làm pháp y? Đây là một quyển sách sẽ cung cấp đầy đủ một bức tranh tương đối về ngành pháp y, về những cảm xúc và tình huống mà một nhân viên pháp y phải trải qua.
Kết luận
Ghi chép pháp y – Những cái chết bí ẩn là một quyển ghi chép dựa trên những vụ án có thật mà tác giả đã trải qua trong suốt 15 năm hành nghề pháp y, mổ xẻ hơn 800 tử thi, trải qua 15 vụ án man rợ, sử dụng các phương pháp pháp y khác nhau,… để tìm ra sự thật đằng sau những tử thi ấy.
Cuốn sách sẽ đưa bạn bước vào hiện trường của những vụ án man rợ dưới góc nhìn của một bác sĩ pháp y chuyên nghiệp. Là những lần dùng dao mổ để tìm kiếm đáp án về nguyên nhân của cái chết; hay dùng một con giòi từ người đã chết để suy ra thời điểm chính xác của vụ án giết người; thậm chí từ một lại tảo cát chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi, cũng là một manh mối giúp tổ điều ta thành công tìm thấy hiện trường vụ án.
Cuốn sách cũng đã phần nào khắc họa quá trình điều tra phá án, giải phẩu thi thể đến việc thu thập dữ liệu tại hiện trường là như thế nào. Những kiến thức chuyên ngành y học để bản thân người đọc tự tìm hiểu, gợi mở một chân trời kiến thức mới cho người không chuyên. Trong quá trình điều tra phá án, chúng ta cũng hiểu được sự tiến bộ khoa học công nghệ đã giúp ích như thế nào. Đồng thời chúng ta cũng thấy được những khó khăn, vất vả của tổ đội điều tra nói chung và đội pháp y nói riêng. Họ là những tấm chắn thép bảo vệ sự yên bình của xã hội, họ là những người mạnh mẽ về thể chất lẫn tâm lý.