“Chủ nghĩa khắc kỷ” đã được thêm vào danh sách yêu thích.

Chủ nghĩa khắc kỷ

Tác giả:
Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại do Zeno thành Citium sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên. Chủ nghĩa khắc kỷ là một nhánh triết học về đạo đức con người, thứ được tạo ra bằng logic và cách mà con người nhìn nhận bản chất thế giới.

Giới thiệu về tác giả

William B.Irvine là giáo sư triết học tại trường Đại học Wright State. Ông là tác giả của nhiều đầu sách bán chạy trong đó có Chủ nghĩa khắc kỷ - Phong cách sống bản lĩnh và bình thản, ông cũng có nhiều bài viết được đăng tải trên các tạp chí Huffington Post, Salon, Time. Ông hiện đang sống tại Dayton, bang Ohio, Mỹ.

Giới thiệu về sách

Trong quá trình viết cuốn sách này, tôi luôn đặt ra trong đầu câu hỏi: Nếu các nhà Khắc kỷ cổ đại đảm nhận trọng trách viết một cuốn sách hướng dẫn cho những người sống ở thế kỷ hai mốt – một cuốn sách chỉ cho chúng ta cách có được một cuộc sống tốt đẹp – thì cuốn sách đó sẽ như thế nào. Các trang tiếp theo là câu trả lời của tôi cho câu hỏi này” chia sẻ của tác giả William B.Irvine.

Sách nói “Chủ nghĩa khắc kỷ” đưa ra lời khuyên mọi người nên sống thế nào. Tác giả sẽ là cầu nối mang đến cho bạn đọc lời khuyên của các triết gia Khắc kỷ từ 2000 năm trước. William B.Irvine quan tâm đến tính thực tiễn của chủ nghĩa Khắc kỷ vào cuộc sống nên đây chắc chắn sẽ là sách nói mà bạn đọc không nên bỏ qua nếu đang tìm kiếm niềm vui, sự bình thản trong đời.

Sách nói gồm bốn phần:

Phần 1: Sự hình thành chủ nghĩa Khắc kỷ

Phần 2: Các kỷ thuật tâm lý của chủ nghĩa Khắc kỷ

Phần 3: Lời khuyên của các nhà Khắc kỷ

Phần 4: Chủ nghĩa Khắc kỷ trong cuộc sống hiện đại

Định nghĩa về chủ nghĩa khắc kỷ

Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại do Zeno thành Citium sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên. Chủ nghĩa khắc kỷ là một nhánh triết học về đạo đức con người, thứ được tạo ra bằng logic và cách mà con người nhìn nhận bản chất thế giới.

Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng vì con người là một sinh vật thuộc về xã hội, nên con đường đi tới eudaimonia (hạnh phúc) của chúng ta sẽ được tìm ra thông qua việc chấp nhận việc mọi thứ đang diễn ra, không cho phép bản thân bị kiểm soát bởi những khao khát được thỏa mãn hoặc sợ hãi trước những đớn đau, thông qua việc sử dụng trí óc của mình để hiểu thế giới này và làm những phần việc mình cần làm để đóng góp cho kế hoạch mà tự nhiên đã vạch ra sẵn, và thông qua việc cùng làm việc, đối xử với những người khác một cách công bằng, bất thiên vị. (Nguồn: Wikipedia)

Tưởng tượng tiêu cực

Nếu xem tiêu chuẩn của hạnh phúc là sự giàu sang thì chắc chắn rằng con người không thể nào có thể thỏa mãn sự giàu có của chính mình. Bởi chiếc cầu thang vật chất thì vô tận, sau khi hoàn thành mục tiêu này sẽ có mục tiêu khó hơn thôi thúc chúng ta chinh phục…Con người rất khó để bằng lòng với những gì có được ở hiện tại nên theo các nhà chủ nghĩa Khắc kỷ, việc tư duy tiêu cực cũng là một kỹ thuật để chúng ta có thể học cách hài lòng với những gì mình đang có. Sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, trân trọng mọi thứ bạn có trong cuộc sống để sống hạnh phúc hơn.

“Suy ngẫm về cái chết của mình … điều này giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống nhiều hơn đáng kể”

“Suy ngẫm về việc mất đi những người bạn do họ qua đời hoặc có thể là đôi bên tranh cãi dẫn đến bất hòa. Epictetus khuyên rằng mỗi lần nói lời tạm biệt một người bạn ta nên thầm nhắc nhở bản thân rằng đây có thể là lần từ biệt cuối cùng. Nếu làm vậy chúng ta sẽ quý trọng bạn bè của mình hơn…”

“Sẽ như thế nào nếu chúng ta mất đi tài sản sở hữu, bao gồm nhà cửa, xe cộ, quần áo, và tài khoản ngân hàng; chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu mất đi hết những khả năng của mình, bao gồm khả năng nghe, nói, đi lại, thở và nuốt; và chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu mất đi sự tự do”

Bàn về cuộc sống xa hoa

“Ta sẽ coi khinh vinh hoa phú quý dù cho ta có sở hữu nó hay không, ta không ưu phiền khi nó ngoài tầm tay ta, ta cũng không kiêu hãnh khi nó lấp lánh quanh ta”

Tại sao có nhiều nhà chủ nghĩa Khắc kỷ vẫn rất giàu có, nổi tiếng mà bản thân họ lại đi khuyên chúng ta nên sống một cuộc đời không quan trọng vật chất? Câu trả lời nằm ở tâm trí của họ không đặt ở những thứ xa hoa. Chúng ta có thể sở hữu rất nhiều tiền bạc, của cải nhưng cách chúng ta nhìn nhận nó quan trọng thế nào với cuộc sống của mình lại là một câu chuyện khác. Khi biết tiết chế với những nhu cầu không chính đáng, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều điều đáng để bạn quan tâm hơn là vật chất.

Bổn phận – Về tình yêu thương nhân loại

Musonius nói rằng: chúng ta sẽ khám phá ra rằng:“Bản chất của con người rất giống với loài ong. Một con ong không thể sống đơn độc: nó sẽ chết nếu bị cô lập”

Niềm vui không chỉ xuất phát từ tâm của chính mình mà còn khởi nguồn từ những mối quan hệ xung quanh bạn. Rõ ràng, bạn không thể một mình cô độc trải qua một kiếp người. Chúng ta cần liên kết đến mọi người để có thể cùng nhau sống tốt hơn. Bạn chính là một phần tử của xã hội rộng lớn, chúng ta cần thực hiện bổn phận xã hội của mình để trở thành một người chân chính và tận hưởng niềm vui một cách trọn vẹn hơn. Khi dốc sức hoàn thành nghĩa vụ của bạn, sự yêu thương sẽ đong đầy bởi bạn sẽ kết nối được đến mọi người và ý nghĩa của những việc tốt bạn làm khiến bạn được sống một cách chân chính, không phải ghi nhớ những việc tử tế mình đã làm, cũng chẳng huênh hoang với mọi người về điều đó, đơn giản chỉ là “Chúng ta nên thể hiện tình yêu thật lòng bên cạnh những người mà vận mệnh đã sắp đặt bên cạnh chúng ta”

Trên đây chỉ là một số bài học được mình review từ sách nói “Chủ nghĩa khắc kỷ”, nếu có hứng thú bạn đọc có thể tìm và mua sách.

Trích dẫn hay từ sách

  • Nếu bạn không có một mục tiêu lớn lao trong đời, tức là bạn không có một triết lý sống chặt chẽ.
  • Hãy chú ý đến kẻ thù của bạn, vì họ là những người đầu tiên phát hiện ra lỗi lầm của bạn. (Antisthenes)
  • Logic là hàng rào bao quanh, Đạo đức là cây trồng còn Vật lý là đất.
  • Nhờ suy nghĩ một cách có ý thức về sự mất đi của những thứ mà ta sở hữu, ta có thể lấy lại cảm giác trân trọng với chúng, từ đó phục hồi khả năng tận hưởng niềm vui.
  • Chúng ta không bao giờ có thể vừa hạnh phúc vừa khao khát những thứ không có trong hiện tại. (Epictetus)
  • Thà chết đói mà không phiền não và sợ hãi, còn hơn sống giàu sang và lo lắng, kinh hãi, nghi ngờ và ham muốn vô độ. (Musonius)
 

0 review for Chủ nghĩa khắc kỷ

Thêm một bài đánh giá

1 2 3 4 5